Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Rà soát địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan

(VNACCS.com) -  Để chuẩn bị cho việc triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập trung rà soát lại các địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan và gửi báo cáo những thông tin đã thay đổi hoặc còn thiếu về Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS.
Nội dung trên được Tổng cục Hải quan đề nghị tại công văn gửi đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố yêu cầu rà soát các địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan chuẩn bị cho triển khai chính thức hệ thống VNACCS/VCIS.

Trước đó, Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS đã có văn bản đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thống kê và báo cáo về các địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan. Cho đến nay, Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS đã nhận được báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện việc mã hóa thông tin và đưa vào hệ thống VNACCS/VCIS.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS cũng nhận được phản ánh của nhiều DN về hệ thống VNACCS/VCIS thiếu nhiều địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan và dẫn đến không thể thực hiện được việc khai báo thử nghiệm.
(Theo BHQ - tác giả: Đảo Lê)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Hội nghị toàn ngành Hải quan về kế hoạch triển khai chính thức Hệ thống VNACCS/VCIS

(VNACCS.com) -Để đảm bảo hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chính thức được vận hành vào ngày 01/04/2014,ngành Hải quan đã xác định việc chuẩn bị tốt kế hoạch triển khai chính thức hệ thống VNACCS/VCIS là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của Dự án VNACCS/VCIS. Ngày 28/02/2014, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị toàn ngành về kế hoạch triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS. 



Tham dự Hội nghị có ông Hiroki Sakurai, trưởng đại diện Cơ quan hợp tác Nhật Bản JICA tại Việt Nam, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh – Trưởng Ban Triển khai dự án VNACCS/VCIS, đại diện Lãnh đạo các đơn vị Hải quan địa phương và các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.


Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng cục trưởng biểu dương tinh thần quyết tâm cao trong thời gian triển khai dự án VNACCS/VCIS, đặc biệt là trong thời gian chạy thử hệ thống.

Tổng cục trưởng cũng yêu cầu Ban Triển khai dự án VNACCS/VCIS và các đơn vị tích cực thảo luận, thống nhất kế hoạch phương án triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, đồng thời cần đưa ra tất cả các vấn đề vướng mắc để cùng nhau tìm biện pháp khắc phục, xử lý.

Để đảm bảo triển khai chính thức hệ thống VNACC/VCIS đúng tiến độ, Tổng cục trưởng đề nghị các đơn vị trong toàn Ngành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: hoàn thiện việc trang cấp thiết bị máy móc, đảm bảo hệ thống đường truyền ổn định, kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự, xây dựng tiêu chí lựa chọn theo hướng hiệu quả, tăng cường công tác đào tạo…


Tại hội nghị, ông Nguyễn Trần Hiệu - Phó Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS đã trình bày dự thảo kế hoạch triển khai VNACCS/VCIS, trong đó tập trung vào các nội dung công việc mà các đơn vị Hải quan địa phương cần thực hiện, thời gian hoàn thành...


Hội nghị có sự tham gia, đóng góp ý kiến của Lãnh đạo nhiều đơn vị. Tất cả các đại biểu tham gia hội nghị đều thể hiện ý chí quyết tâm cao để triển khai thành công dự án với mục tiêu là Hệ thống VNACCS/VCIS phải triển khai triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; quá trình chuyển đổi thực hiện từ Hệ thống E-Customs sang Hệ thống VNACCS/VCIS không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và công tác của cơ quan Hải quan.

(Theo TCHQ - tác giả: Minh Anh)



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Tập huấn Thông tư 22/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và quy trình thủ tục hải quan phục vụ triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS

(VNACCS.com) - Ngày 13/3/2014, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị tập huấn cho công chức trong ngành về Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 quy định thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và quy trình thủ tục hải quan phục vụ triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS. 



Tham dự hội nghị tập huấn có Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh, Trưởng Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS; đại diện công chức của 18 đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố phía Bắc và các đơn vị cơ quan Tổng cục.

Mục đích của hội nghị tập huấn lần này nhằm giúp công chức hải quan nắm vững các nội dung cơ bản của Thông tư 22/2014/TT-BTC và quy trình thủ tục áp dụng đối với các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 

Trong 2 ngày 13-14/3/2014, hội nghị sẽ giới thiệu tổng quát các quy định mới của Thông tư 22/2014/TT-BTC; hướng dẫn quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và các loại hình khác.
Theo kế hoạch, kể từ ngày 1/4/2014, hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chính thức đi vào vận hành. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc vận hành chính thức, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. 
Thông tư 22/2014/TT-BTC gồm 5 Chương, 35 Điều, 3 Phụ lục, quy định những nội dung đảm bảo cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống gồm:
Chương I: Hướng dẫn chung (gồm 7 Điều) quy định về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, người khai hải quan điện tử, sử dụng chữ ký số trong thực hiện TTHQĐT, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thời hạn khai hải quan điện tử.
Chương II: Thủ tục HQ đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán (gồm 14 Điều) quy định chung về hồ sơ hải quan điện tử; đăng ký trước thông tin hàng hóa XK, NK; khai hải quan; sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan; hủy tờ khai; tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan; đưa hàng hóa về bảo quản/giải phóng hàng/ thông quan, tỷ giá, bảo lãnh, thu nộp thuế; kiểm tra giấy phép điện tử;
Chương III: Thủ tục Hải quan đối với các trường hợp khác (gia công, SXXK, DNCX, TNTX,…); 
Chương IV: Giám sát hải quan và vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan (gồm 3 Điều) quy định về giám sát hải quan; cơ sở xác định hàng đã xuất khẩu; thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Chương V: Tổ chức thực hiện (gồm 2 Điều) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện).
(Theo TCHQ)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu từ ngày 01/04/2014

(VNACCS.com) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực thi hành từ 1/4/2014.


Thông tư quy định thủ tục hải quan điện tử đối với: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất…



Chữ ký số đã đăng ký được sử dụng trên toàn quốc

Thông tư nêu rõ chữ ký số sử dụng trong thủ tục hải quan điện tử của người khai hải quan phải thỏa mãn điều kiện là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Nghị định 170/2013/NĐ-CP cung cấp…

Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải đăng ký chữ ký số với cơ quan Hải quan. 

Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua đại lý làm thủ tục hải quan hoặc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác phải sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người nhận ủy thác.
Người khai hải quan phải đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với cơ quan Hải quan trong các trường hợp sau: các thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.

Chữ ký số đã đăng ký của người khai hải quan được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc.

Thời hạn khai hải quan điện tử
Cũng theo Thông tư, đối với hàng hóa xuất khẩu, việc khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết đầy đủ hàng hóa tại địa điểm do người khai hải quan thông báo và chậm nhất 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Đối với hàng hoá nhập khẩu, việc khai hải quan được thực hiện trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu.

Ngày hàng hoá đến cửa khẩu đối với trường hợp phương tiện vận tải là ngày ghi trên dấu của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (hoặc bản lược khai hàng hoá) nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ). Trường hợp phương tiện vận tải nhập cảnh khai hải quan điện tử, ngày hàng hoá đến cửa khẩu được thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải nhập cảnh.
Theo Báo Công Thương điện tử, Chinhphu.vn



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Giao lưu trực tuyến về Hệ thống thông quan tự động VNACCS

(VNACCS.com) - Theo kế hoạch, ngày 1/4 tới đây, Tổng cục Hải quan sẽ chính thức vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS sau khi hệ thống được triển khai thử nghiệm từ 15/11/2013.

VNACCS được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Hệ thống thông quan tự động NACCS (Nippon Automated Cargo Clearance System) của Hải quan Nhật Bản. Đây là một trong những hệ thống thông quan tự động hiện đại hàng đầu thế giới được Hải quan Nhật Bản sử dụng và nâng cấp liên tục. Hệ thống do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại nhằm tự động hóa, hiện đại hóa thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan.
Nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến hệ thống VNACCS, Báo Hải quan điện tử (tại địa chỉ www.baohaiquan.vn) dự kiến tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về hệ thống VNACCS với chủ đề VNACCS- Những lợi ích khi thông quan hàng hóa vào sáng 21/3 tới. Buổi giao lưu sẽ tập trung trao đổi về những điểm mới và các quy định có liên quan đến Hệ thống VNACCS/VCIS được quy định trong Thông tư và quy trình nghiệp vụ; những lợi ích khi thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia hệ thống; công tác hỗ trợ, tập huấn của ngành Hải quan đối với doanh nghiệp; giải đáp những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai; định hướng của ngành Hải quan trong giai đoạn tới.
(Theo daibieunhandan.vn - tác giả: T. Cường)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Tìm hiểu hệ thống thông quan NACCS của Hải quan Nhật Bản.

(VNACCS.com) -Để đạt được mục tiêu hiện đại hoá tất cả quy trình nghiệp vụ hải quan, Hải quan Nhật Bản đã phải nỗ lực từng bước khắc phục những khó khăn và cản ngại. Một trong những điều mà Hải quan Nhật Bản coi trọng trong quá trình hiện đại hoá là ứng dụng toàn diện quy trình tin học vào công tác nghiệp vụ, trong đó trọng tâm là hệ thống thông quan điện tử NACCS.

                                                            Biểu tượng của HQ Nhật Bản

Triển khai thành công hệ thống thông quan NACCS
Hải quan Nhật Bản tiến hành đề án tin học hoá ngành hải quan bắt đầu từ năm 1978 với việc áp dụng Hệ thống tin học hải quan tự động (NACCS), xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục thương mại nhằm cải thiện và đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hoá. Hệ thống này đóng vai trò then chốt trong việc tiến đến mục tiêu chính của ngành Hải quan Nhật Bản là thiết lập dịch vụ thông quan “một cửa” cho khách hàng.
Cuộc cách mạng tin học hoá trong ngành Hải quan Nhật Bản mang lại lợi ích không chỉ đối với ngành hải quan mà còn cả đối với cả giới doanh nghiệp.

Quá trình thông quan hàng hoá diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc cho giới doanh nghiệp, trong khi đó công tác quản lý của ngành hải quan được chuyển từ quản lý và giao dịch trên giấy tờ sang quản lý và giao dịch bằng tin học, giúp công việc đơn giản và hiệu qủa hơn rất nhiều.
Việc áp dụng tin học hoá của Hải quan Nhật Bản thực sự nhảy vọt trong tiến trình cải cách, hiện đại hoá. Hệ thống NACCS của Hải quan Nhật Bản hiện nay được coi như mô hình giao diện chuẩn cho các cơ quan hữu trách có liên quan khác phát triển hệ thống tin học của mình.

Hàng hóa XNK được thông quan nhanh chóng

Theo quy định chung đối với hàng hóa XNK, việc khai báo thực hiện qua Hệ thống thông quan tự động NACCS. Hệ thống NACCS được vận hành như sau: Đầu tiên người khai thuê sẽ nhập dữ liệu thông tin cần thiết để khai báo về lô hàng XNK bằng máy vi tính của mình.
Sau khi xử lý thông tin, hệ thống sẽ “chạy” và tự động hiện ra những quy định hiện hành có liên quan, tự động tính ra số thuế phải nộp... để hoàn thiện tờ khai và in nội dung đó ngay tại máy tính trạm của người sử dụng. Sau đó, một chuyên gia về hải quan (là người được cơ quan Hải quan cấp chứng nhận và làm việc trong công ty khai thuê, không phải công chức Hải quan) xác nhận và chuyển tờ khai này tới cơ quan Hải quan qua hệ thống. Hệ thống NACCS sẽ tự động lựa chọn cách thức, quy trình kiểm tra dựa trên khai báo.
Có 3 hình thức kiểm tra hải quan: kiểm tra đơn giản, kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với hình thức kiểm tra đơn giản, cơ quan Hải quan sẽ chấp nhận cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngay lập tức, đó là đối với các trường hợp hàng hóa miễn thuế; thuế đã được nộp qua tài khoản điện tử hoặc được chấp nhận nợ thuế.

Đối với hình thức thứ 2 (kiểm tra chứng từ), người XNK phải xuất trình một bản photocopy tờ khai cho cơ quan Hải quan cùng với các chứng từ cần thiết như invoice... Việc kiểm tra chứng từ do công chức Hải quan thực hiện, sau đó hàng hóa XNK khai báo được chấp thuận (đối với hàng có thuế, sau khi việc nộp thuế được xác nhận). Lệnh chấp nhận thông quan sẽ được cung cấp cho máy tính trạm của người nhập khẩu hoặc người khai thuê.

Đối với hình thức thứ 3 (kiểm tra thực tế hàng hóa), thủ tục như đối với hình thức thứ 2, nhưng công chức hải quan sẽ tiếp tục kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi đã kiểm tra chứng từ. Cơ quan Hải quan có thể kiểm tra thực tế hàng hóa tại: nơi lưu giữ hàng hóa; lấy mẫu về kiểm tra; kiểm tra trong khu vực kiểm tra hải quan. Khi hoàn thành việc kiểm tra, hàng hóa sẽ được chấp nhận thông quan thực sự, riêng đối với hàng NK có thuế, chỉ sau khi doanh nghiệp nộp thuế.

Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản, có khoảng 70% lượng hàng hóa XNK áp dụng hình thức kiểm tra đơn giản, 25% lượng hàng hóa kiểm tra hồ sơ, còn lại chỉ có 5% hàng hóa phải kiểm tra thực tế.

Các bước thủ tục đối với hàng xuất khẩu
Sau khi khai báo qua mạng thông tin, trước hết hàng hóa XK sẽ được đưa vào khu vực Hozei (khu vực dành riêng cho hàng hóa XNK); Người làm thủ tục hải quan sẽ xuất trình invoice và các chứng từ khác như chấp nhận thông quan (trước đó đã được xử lý qua NACCS), giấy phép khác nếu có.

Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra một lần nữa tờ khai XK đã được cho phép XK và các chứng từ khác. Việc kiểm tra chứng từ được thực hiện trong trường hợp: sự phân loại đúng theo Danh mục dữ liệu hàng xuất khẩu; hàng hóa phù hợp; việc áp dụng cho hàng hóa được phép miễn thuế là chính xác.

Khi kiểm tra những chứng từ được xuất trình, cơ quan Hải quan quyết định hàng hóa nào sẽ phải kiểm tra thực tế để xác định chắc chắn rằng việc phân loại hàng hóa là chính xác, cũng như phù hợp với quy định của các luật khác.

Trong một số trường hợp, chủ hàng XK phải xin giấy phép của các cơ quan chức năng khác trước khi làm thủ tục hải quan như Bộ Kinh tế và thương mại; Bộ Sức khoẻ và lao động việc làm...

Theo Báo Hải quan


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Địa chỉ website chính thức về AFR (Advance Filing Rules ) dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật

(VNACCS.com) - AFR : The Advance Filing Rules require a vessel operator or a NVOCC to electronically submit to Japan Customs information on maritime container cargoes to be loaded on a vessel intended to entry into a port in Japan,in principle no later than 24 hours before departure of the vessel from a port of loading.

 official website about AFR:   http://www.naccscenter.com/afr/


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm quản lí hệ thống NACCS của Nhật Bản

(VNACCS.com) -Tại Nhật Bản, cơ quan Hải quan sử dụng hệ thống NACCS và CIS cùng với một số hệ thống vệ tinh khác để thông quan tự động hàng hóa XNK. Để quản lí, vận hành các hệ thống trên, một bộ máy tương ứng được hình thành với ba đơn vị chính là Trung tâm NACCS, Trung tâm Kudan và Văn phòng quản lí thông tin.

 

Trung tâm điều hành hệ thống thông quan hàng hóa tự động (NACCS)
Việc quản lí và điều hành Hệ NACCS được tập trung về Trung tâm NACCS. Trung tâm NACCS được thành lập vào tháng 5-1977 dưới hình thức một tổ chức thuộc Chính phủ và chuyển thành cơ quan hành chính độc lập vào tháng 10-2003. Đến tháng 10-2008, cơ quan này chính thức được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước là cổ đông chi phối (chiếm trên 50%) để đảm bảo quyền kiểm soát của Chính phủ đối với việc bổ nhiệm Ban giám đốc cũng như vận hành toàn bộ hệ thống. 

Việc tư nhân hóa Trung tâm NACCS xuất phát từ đặc điểm là hệ thống NACCS phục vụ cho cả khu vực tư nhân và khu vực công, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả cung ứng quốc tế và sức cạnh tranh giữa các cảng biển và sân bay. Cũng từ đặc điểm này mà nhân sự tại đây được phân chia theo tỉ lệ 50/50, nghĩa là một nửa là nhân viên Chính phủ (cán bộ hải quan và một số cán bộ thuộc các cơ quan khác), nửa còn lại đến từ các công ty tư nhân lớn. Hiện Trung tâm NACCS có 107 người (khi mới thành lập có 25 người). Ban lãnh đạo gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Giám đốc điều hành. Trung tâm NACCS có 5 phòng.

Các bên tham gia sử dụng và vận hành hệ thống NACCS bao gồm cả khối cơ quan công và khối tư nhân. Về phía các cơ quan Chính phủ có: cơ quan Hải quan; cơ quan quản lí nhập cư và hành khách xuất nhập cảnh; cơ quan kiểm dịch động, thực vật; cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm; cơ quan quản lí cảng; cơ quan biên phòng; các văn phòng quản lý thương mại; chính quyền địa phương... Đối với khối tư nhân, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực logistics, đại lý làm thủ tục hải quan, ngân hàng, thương nhân hoạt động XNK là những đối tượng chính tham gia sử dụng hệ thống.

Hiện nay, Trung tâm NACCS chịu trách nhiệm quản lí hệ thống NACCS và tham gia vào việc phát triển và nâng cấp chương trình và cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận hành hệ thống NACCS. Để thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm NACCS kí hợp đồng với Công ty NTT Data để bảo trì, nâng cấp phát triển hệ thống.

Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu. Mọi giao dịch trên hệ thống NACCS đều được tính phí. Phí giao dịch sử dụng hệ thống NACCS chính là ngân sách để duy trì hoạt động của Trung tâm.

Trung tâm Kudan - vận hành, phát triển hệ thống CIS
Trung tâm Kudan là đơn vị thuộc Hải quan Nhật Bản, được thành lập trong bối cảnh tinh giản bộ máy tổ chức ở cấp trung ương và đẩy mạnh phân cấp về địa phương. Trung tâm Kudan được đặt tại Hải quan vùng Tokyo song ít chịu sự chi phối từ Hải quan Tokyo mà chủ yếu duy trì mối quan hệ dưới hình thức báo cáo, trao đổi, tham vấn trong công việc.

Trung tâm Kudan chịu trách nhiệm chính quản lí, vận hành, phát triển và nâng cấp hệ thống CIS (hệ thống thông tin hải quan phục vụ riêng cho mục đích quản lí của cơ quan Hải quan). Ngoài ra, Trung tâm Kudan cũng quản lí một số hệ thống vệ tinh nhỏ như COMTIS (Hệ thống thông tin và thu thuế đối với thư tín quốc tế), ACTIS (Hệ thống thông tin và thu thuế đối với hàng đường không), COMOS (Hệ thống kiểm tra và mạng thông tin hàng đường biển).

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với Trung tâm NACCS tham gia quản lí và vận hành hệ thống NACCS ở một mức độ giới hạn, phần lớn liên quan đến nghiệp vụ hải quan như thuế suất, chính sách,…

Nhân sự tại Trung tâm Kudan là cán bộ, công chức hải quan được lựa chọn từ các lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, được đào tạo tại chỗ về kĩ năng quản lí, vận hành hệ thống. Trung tâm Kudan được cơ cấu thành 7 phòng chức năng với trên 60 biên chế.
Trung tâm Kudan kí hợp đồng với các công ty tin học để bảo trì kĩ thuật, hỗ trợ vận hành, nâng cấp phát triển hệ thống.

Văn phòng quản lí thông tin
Là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan Nhật Bản nằm trong Bộ Tài chính, có bộ máy gọn nhẹ với khoảng 12 người. Văn phòng chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hệ thống CNTT, bao gồm cả hai trung tâm NACCS và Kudan, mạng thông tin. Văn phòng là nơi đưa ra quyết định về định hướng phát triển, nâng cấp các hệ thống CNTT của hải quan và chịu trách nhiệm về phân bổ ngân sách đầu tư, kiểm tra, giám sát mua sắm đấu thầu các hệ thống CNTT.

Nhìn vào mô hình tổ chức quản lí vận hành NACCS/CIS của Nhật Bản có thể thấy nó được hình thành từ nhu cầu tinh giản bộ máy trung ương và tăng cường sự tham gia của khu vực tư, qua đó nâng cao tính cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ song vẫn đảm bảo sự kiểm soát của Chính phủ đối với các hệ thống.
T.Bình


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Quy định mới về thủ tục hải quan điện tử- Bài 2: Giảm giấy tờ, thủ tục

(VNACCS.com) - Với mức độ tự động hóa cao của Hệ thống VNACCS/VCIS, do đó Thông tư 22/2014/TT-BTC có những quy định mới theo hướng giảm thủ tục, giấy tờ cho DN trong quá trình thực hiện TTHQĐT.

Điện tử hóa thay giấy tờ
So với quy định tại Thông tư 196/2013/TT-BTC, Thông tư 22/2014/TT-BTC đưa ra quy định mới về việc DN không phải in tờ khai hải quan. Theo đó, trong quá trình làm thủ tục hải quan, người khai hải quan không phải in tờ khai hải quan điện tử. Cơ quan Hải quan không xác nhận trên tờ khai hải quan điện tử in của DN. 

Trường hợp các cơ quan quản lí Nhà nước cần xác nhận thông tin tờ khai hải quan thì sẽ được cấp tài khoản truy cập hệ thống VNACCS để tra cứu thông tin. Người khai hải quan tự lưu giữ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (bản giấy và điện tử) nhằm phục vụ thuận lợi cho công tác kiểm tra sau thông quan của cơ quan Hải quan. 

Đây là quy định mang lại nhiều thuận lợi cho DN bởi Hệ thống VNACCS/VCIS hỗ trợ người khai hải quan khai theo các chỉ tiêu thông tin (quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này) nhằm nâng cao vai trò điện tử hóa trong quá trình làm TTHQĐT, giảm thiểu chứng từ giấy cho DN. Đồng thời hệ thống cho phép cơ quan chức năng tra cứu thông tin trên hệ thống (khi cần thiết).

Hạn chế sai sót
Một quy định mới trong Thông tư 22 là yêu cầu bắt buộc về sử dụng chữ kí số trong thực hiện TTHQĐT (hiện nay DN có thể sử dụng chữ kí số hoặc tài khoản để khai báo TTHQĐT). Điều này giúp nâng cao tính bảo mật thông tin, tính chống chối bỏ (trong trường hợp có tranh cãi về nội dung khai báo giữa cơ  quan Hải quan và DN), đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu của DN khi truyền đến cơ quan Hải quan...

Khi tham gia Hệ thống VNACCS/VCIS, người khai hải quan phải đăng kí tham gia kết nối với hệ thống xử lí dữ liệu điện tử hải quan để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối tới hệ thống. Khi có thay đổi, bổ sung thông tin đăng kí, người khai hải quan phải thông báo kịp thời tới cơ quan Hải quan. Quy định này được đưa ra để phù hợp với lộ trình và các điều kiện để kết nối Cơ chế một cửa ASEAN. Đây là một bước tiến mới trong hiện thực hóa quyết tâm cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan. 

Khác với Thông tư 196, theo thiết kế của Hệ thống VNACCS/VCIS, người khai hải quan phải đăng kí trước thông tin hàng hóa XNK trước khi khai hải quan. Việc đăng kí trước thông tin là giao dịch bắt buộc nhằm tăng tính chính xác trong khai báo hải quan. Tại khâu nghiệp vụ này, người khai thực hiện việc khai các thông tin trong đó có thông tin phục vụ cho việc tính thuế. Hệ thống VNACCS/VCIS tự động tính thuế. Do vậy Thông tư đưa ra quy định này để pháp lí hóa các khâu này và quy định trách nhiệm của người khai phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về số thuế khai báo theo nguyên tắc tự tính, tự nộp (hệ thống chỉ hỗ trợ tính toán).

Nếu Thông tư 196 không giới hạn số mặt hàng trên mỗi tờ khai thì tại Thông tư 22 quy định một tờ khai hải quan chỉ được khai tối đa 50 mặt hàng. Trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan được khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng có chung số tờ khai nhưng phân biệt với nhau bằng số nhánh của tờ khai tuần tự từ một đến hết. Quy định này để phù hợp thiết kế của Hệ thống VNACCS/VCIS nhằm trách trường hợp tắc nghẽn Hệ thống khi DN khai quá nhiều dòng hàng và chuyển file dữ liệu lớn lên Hệ thống.

Thủ tục với loại hình gia công, SXXK và chế xuất
Đối với các loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu (SXXK), chế xuất, Thông tư 22 quy định việc khai tờ khai XK, NK trên hệ thống VNACCS; việc khai báo hợp đồng gia công, danh mục sản phẩm, danh mục nguyên vật liệu, định mức, quyết toán thực hiện trên Hệ thống E- customs (Hệ thống thông quan điện tử hiện nay, khi VNACCS/VCIS đi vào hoạt động E-Customs là một trong những hệ thống CNTT vệ tinh của VNACCS/VCIS).

Liên quan đến thủ tục với loại hình gia công, Thông tư không quy định mẫu tờ khai gia công chuyển tiếp, không quy định lấy mẫu nguyên vật liệu để phù hợp dự thảo thông tư thay thế Thông tư 117/2011/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài. Trường hợp, loại hình chế xuất, Thông tư quy định đối với hàng hóa NK mục đích sử dụng là tiêu dùng không phải đăng kí danh mục, đặt mã quản lí và không phải báo cáo nhập - xuất - tồn định kì với cơ quan Hải quan nhằm tạo điều kiện cho DN.

Thông tư 22 đưa ra quy định mới đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, để phù hợp với tính năng của Hệ thống VNACCS/VCIS. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm: Các trường hợp vận chuyển bảo thuế (Hàng chuyển cửa khẩu; chuyển cảng; quá cảnh; hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan/ CFS/kho bảo thuế/ các khu phi thuế quan và ngược lại; hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan; hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác); thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bảo thuế; tờ khai hải quan vận chuyển bảo thuế (gồm 2 luồng- luồng Xanh và luồng Vàng).

Hàng hóa làm thủ tục XNK đồng thời với vận chuyển bảo thuế thì được áp dụng chế độ khai báo kết hợp, không phải làm thủ tục hải quan vận chuyển bảo thuế.

12 loại hình XNK thực hiện TTHQĐT:
1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
2) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;
3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; 
4) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
5) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
6) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
7) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
8) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
9) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
10) Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
11) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;
12) Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.
(Theo BHQ - tác giả: T.Bình)



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Hải quan Bình Dương: Cùng doanh nghiệp chạy thử VNACCS/VCIS

(VNACCS.com) - Đến nay, Cục Hải quan Bình Dương đã vận động được trên 800 DN tham gia chạy thử, hơn 1.600 DN cam kết tham gia Hệ thống VNACCS/VCIS, trong đó phần lớn là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.


Trong những ngày này, tại các điểm làm thủ tục hải quan tại các chi cục thuộc Cục Hải quan Bình Dương, trong lúc chờ làm thủ tục hải quan, các DN đều được tư vấn khai báo thử nghiệm trên Hệ thống VNACCS/VCIS và xem video clip hướng dẫn các thao tác thực hiện trên VNACCS/VCIS. 

Các DN cho biết, đã được cơ quan Hải quan thông báo kéo dài thời gian chạy thử nghiệm Hệ thống VNACCS/VCIS nên tiếp tục tranh thủ thực hiện cho quen dần các thao tác trước khi thực hiện chính thức vào ngày 1-4 tới đây. Theo các DN, việc chạy thử chương trình rất hữu ích bởi các tiêu chí khai báo hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS khá nhiều, đòi hỏi sự chính xác cao, nếu không được tập dượt kĩ rất dễ dẫn đến sai sót trong việc thực hiện các thao tác. 

Sự hỗ trợ, tuyên truyền kịp thời của cơ quan Hải quan đã giúp các DN hiểu và tích cực tham gia tập huấn, chạy thử hệ thống. Tại mỗi chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Bình Dương đều vận dụng cách làm phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. 

Ông Nguyễn Thế Vỵ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lí hàng hóa XNK ngoài khu công nghiệp cho biết, ngoài các chương trình tập huấn, hỗ trợ chung của Cục, khi tiếp xúc với DN, các cán bộ công chức của chi cục luôn nhắc nhở, động viên các DN tham gia chương trình. Đến nay, 100 DN làm thủ tục thường xuyên tại chi cục, thực hiện mỗi ngày truyền thử từ 3 tờ khai hải quan trở lên. Tại Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước, với đặc thù quản lí 100% DN có vốn đầu tư nước ngoài, hàng hóa chủ yếu là loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chi cục đã trực tiếp vận động được 219/227 DN kí kết (gần 100% DN kí cam kết) tham gia chạy thử hệ thống. 

Tại các điểm làm thủ tục hải quan, các đơn vị đều bố trí máy vi tính để DN truyền thử tờ khai, chiếu video clip hướng dẫn thực hiện thao tác trên hệ thống VNACCS/VCIS cho các nhân viên XNK trong khi chờ làm thủ tục hải quan… Đặc biệt, Cục Hải quan Bình Dương và công ty cung cấp phần mềm luôn sẵn sàng hỗ trợ kĩ thuật mọi lúc, mọi nơi, nhằm tạo thuận lợi nhất cho các DN tham gia hệ thống.  

Với quyết tâm dồn mọi nguồn lực, trí tuệ tập thể cho công tác cải cách, hiện đại hóa, đồng thời có kinh nghiệm đúc kết từ quá trình triển khai hải quan điện tử, vì vậy Cục Hải quan Bình Dương đã có những bước chuẩn bị chủ động, cụ thể nhằm đảm bảo triển khai hệ thống VNACCS/VCIS đúng tiến độ của Tổng cục Hải quan. Các thành viên nhóm chuyên gia thường xuyên được cử tham gia các khóa tập huấn do TCHQ tổ chức, sau đó trực tiếp tham gia giảng dạy lại cho CBCC trong đơn vị và DN.

Ngoài việc tổ chức nhiều đợt tuyên truyền tập huấn, Cục Hải quan Bình Dương còn phối hợp với các hiệp hội dịch thuật các văn bản quan trọng ra tiếng nước ngoài để phổ biến cho chủ DN người nước ngoài nắm rõ các quy định. Phối hợp với các đơn vị cung cấp phần mềm phía đầu doanh nghiệp hướng dẫn DN cài đặt chữ ký số, xử lí lỗi trong quá trình khai báo thử nghiệm. 

Không chỉ tuyên tuyền, tập huấn cho những người trực tiếp làm thủ tục hải quan, lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương còn tổ chức nhiều đoàn công tác tới làm việc trực tiếp với một số hiệp hội, doanh nghiệp lớn nhằm thông tin tới lãnh đạo các DN nắm rõ chủ trương, lợi ích và tầm quan trọng của chương trình để có sự hợp tác với cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất. 

Để tạo thuận lợi nhất cho các DN khi chính thức tham gia VNACCS/VCIS, trong tháng 3-2014, Cục Hải quan Bình Dương sẽ tổ chức 3 buổi đối thoại với DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phổ biến, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, đặc biệt là việc tham gia Hệ thống VNACCS/VCIS. Dự kiến, ngày 14-3, sẽ tổ chức hội nghị đối thoại với các DN thuộc Hiệp hội DN Đài Loan; ngày 19-3 đối thoại với DN thuộc Hiệp hội DN Nhật Bản và ngày 20-3, đối thoại với DN thuộc Hiệp hội DN Hàn Quốc. 

Tính đến nay, Cục Hải quan Bình Dương đã vận động được trên 800 DN tham gia chạy thử, hơn 1.600 DN cam kết tham gia Hệ thống VNACCS/VCIS. Bên cạnh đó, hiện nay đã có hơn 99% DN làm thủ tục hải quan tại Bình Dương sử dụng chữ ký số trong khai báo hải quan - tiền đề quan trọng khi DN tham gia VNACCS/VCIS.
Anh Nguyễn Đức Tính, Công ty Giao nhận Vận tải U&I:
Là đại lí thủ tục hải quan, nên công ty thực hiện thủ tục hải quan cho rất nhiều DN, với số lượng tờ khai trung bình mỗi ngày khoảng 100 bộ. Để tham gia Hệ thống VNACCS/VCIS. Công ty đã cử 30 cán bộ, nhân viên tham gia tập huấn. Qua thời gian tham gia tập huấn, chạy thử nghiệm cho thấy, Hệ thống VNACCS/VCIS có những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi ở chỗ, thời gian phản hồi tờ khai hải quan rất nhanh, chỉ trong vòng 1 phút DN đã nhận được phản hồi về tờ khai hải quan; DN nhận được sự hỗ trợ tận tình từ cơ quan Hải quan và DN cung cấp phần mềm nên việc tham gia tương đối thuận lợi… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã phát sinh những khó khăn khi đại lí thực hiện việc khai báo cho nhiều DN, hệ thống yêu cầu mật khẩu, mã vùng của các DN mới cho hệ thống, gây khó khăn cho đại lí…
Anh Ngô Văn Nguyên, Trưởng phòng XNK, Công ty TNHH Dimond Việt Nam:
Khi được Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước thông báo về Hệ thống VNACCS/VCIS, DN rất quan tâm. Chúng tôi đã chuẩn bị thiết bị, máy móc, nhân lực cho chương trình này. Chính vì thế, khi Hải quan Bình Dương tổ chức tập huấn chương trình, DN đã cử 2 nhân viên đi tập huấn. Do đây là chương trình mới, với nhiều tiêu chí, nếu DN chỉ được tập huấn trên lí thuyết không thực hành thì rất khó thực hiện. Với đòi hỏi này, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức tập huấn trên máy cho từng DN. Bên cạnh đó, DN cũng tích cực tham gia chạy thử nghiệm nên đến nay đã khá quen với các thao tác trên hệ thống. Việc chạy thử chương trình rất hữu ích cho các DN. Bởi vì, tiêu chí khai báo hải quan trên VNACCS/VCIS khá nhiều, đòi hỏi sự chính xác cao, nếu không được tập dượt kĩ rất dễ dẫn đến sai sót trong việc thực hiện các thao tác.
T.H (ghi)
(Theo BHQ - tác giả: T.Hòa)



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Không xáo trộn bộ máy khi triển khai VNACCS/VCIS

(VNACCS.com) Ông Phạm Duy Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy để quản lý, sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ được triển khai theo hướng hạn chế xáo trộn lớn về cơ cấu, tổ chức, tạo sự ổn định để tập trung ưu tiên việc triển khai hệ thống từ ngày 1-4-2014 được thuận lợi và đạt hiệu quả.


Chủ trương này đã được Lãnh đạo Tổng cục Hải quan thống nhất trên cơ sở báo cáo và đề xuất của Vụ Tổ chức cán bộ.
Theo đó, sau 6 tháng thực hiện triển khai chính thức Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành sơ kết trong toàn ngành để đánh giá và điều chỉnh về mô hình tổ chức cho phù hợp với Luật Hải quan (sửa đổi) và Quyết định thay thế Quyết định 02/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện Vụ Tổ chức cán bộ đang tiến hành xây dựng một số công việc trọng tâm về mô hình tổ chức bộ máy từ Tổng cục Hải quan đến cấp cục, các chi cục.
(Theo BHQ - tác giả: T.Trang)



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Hướng dẫn mới nhất về thủ tục hải quan điện tử

(VNACCS.com) - Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, trong đó có một số điểm mới đáng lưu ý.


Theo Thông tư này, khi thực hiện thủ tục hải quan bắt buộc phải đăng ký trước các thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan, các thông tin này có giá trị tối đa 07 ngày.
Hướng dẫn về tờ khai hải quan, Thông tư nêu rõ tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai; 01 tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn.

Trường hợp hàng hóa áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đã khai thông tin trị giá trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì không phải khai và nộp tờ khai trị giá.
Đồng thời văn bản nêu rõ các tờ khai hải quan điện tử sẽ thực hiên theo mẫu quy định tại Thông tư này, không áp dụng các mẫu cũ trước đây.

Có thể nói sự ra đời của Thông tư 22 đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan.

Theo Tổng cục Hải quan, Thông tư 22/2014/TT-BTC đươc xây dựng dựa trên căn cứ của Luật Hải quan, Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 87/2012/NĐ-CP, Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số và Nghị định 106/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2007/NĐ-CP, Nghị định 27/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính…

Thông tư 22/2014/TT-BTC chỉ quy định những nội dung đảm bảo cho việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS được vận hành, thay thế Thông tư 196/2012/TT-BTC. Các nội dung khác được quy định tại các văn bản cấp tương đương nhưng có thể áp dụng chung cho cả hiện thủ tục hải quan điện tử (không trái với quy định tại Thông tư này) và thủ tục hải quan truyền thống mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS không quy định tại Thông tư này.

Mặt khác, nhằm đảm bảo việc triển khai chính thức Hệ thống, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lí liên quan đến VNACCS/VCIS là hết sức cần thiết. Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Hải quan.
Thông tư này có  giá trị hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2014.

(Nguồn: nguoiduatin.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Doanh nghiệp ngại hệ thống thông quan tự động

(VNACCS.com) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã ra thông báo gia hạn thời gian chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động và cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) đến ngày 21-3-2014.

 (ảnh minh họa)

Hệ thống này sẽ chính thức được ngành hải quan áp dụng từ ngày 1-4-2014. Vậy nhưng, đến thời điểm này, khi chỉ còn chưa đầy một tháng, doanh nghiệp vẫn rất hờ hững dù VNACCS/VCIS được cho là sẽ đem đến nhiều lợi ích cho nhà xuất nhập khẩu.
Bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia

Từ cuối năm 2013 đến nay, ngành hải quan đã làm rất nhiều việc để thu hút doanh nghiệp tham gia hệ thống VNACCS/VCIS. Tổng cục Hải quan ra một văn bản hướng dẫn các cục hải quan vào tháng 9-2013, một văn bản khác hối thúc tiến độ nhằm chuẩn bị cho đợt chạy thử từ 15-11-2013 đến 15-2-2014.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Tùng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Phó trưởng ban thường trực Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS, ở thời điểm bắt đầu chạy thử thì lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia rất hạn chế. Ngoài một số địa phương có tổng số doanh nghiệp đã đăng ký khá cao như Bình Dương (1.494 doanh nghiệp), TPHCM (1.150), Đồng Nai (917), ở hầu hết các tỉnh khác con số này đều rất nhỏ. Ví dụ, Đà Nẵng có 163 doanh nghiệp; Bình Phước (150), An Giang (80)... Và, nếu tính tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tham gia trên tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì con số càng không đáng kể.

Và sau ba tháng chạy thử, lo ngại việc triển khai hệ thống VNACCS/VCIS sẽ bị ảnh hưởng nên ngay vào ngày làm việc đầu tiên của năm mới Giáp Ngọ (6-2), Tổng cục Hải quan phải ra văn bản đề nghị lãnh đạo các cục hải quan địa phương làm việc với các doanh nghiệp có số tờ khai lớn để yêu cầu ký cam kết tham gia chạy thử và chạy chính thức VNACCS/VCIS. Các doanh nghiệp được nêu đích danh trong danh sách gồm 3.989 cái tên (có số tờ khai chiếm tỷ lệ 80% tổng tờ khai) mà cơ quan này gửi kèm theo.

Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp có tên trong danh sách bị bắt buộc phải tham gia, dù muốn hay không. Còn bản thân các cục trưởng hải quan tỉnh, thành phố được yêu cầu phải coi việc hoàn thành ký cam kết như phân công là ưu tiên số 1 và đây sẽ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá lãnh đạo và đơn vị trong năm 2014. Kế đó, khi thời hạn chạy thử sắp kết thúc, lãnh đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục ra văn bản thông báo gia hạn việc chạy thử đến hết tháng 2, thay vì 15-2 như kế hoạch trước đó. Và đến cuối tuần qua, thời hạn này được kéo dài đến 21-3.
Có vẻ như, ngành hải quan đã sử dụng hết cách: từ mời doanh nghiệp tới dự các lớp tập huấn, đôn đốc động viên đăng ký tham gia hệ thống tới biện pháp mạnh là yêu cầu ký cam kết, nhưng doanh nghiệp vẫn không mấy mặn mà.
Doanh nghiệp hồ nghi, lo âu

Tại hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khu vực phía Nam do UBND TPHCM tổ chức cuối năm 2013, hệ thống VNACCS/VCIS được đại diện Intel Việt Nam chủ động nhắc đến. Theo đó, đại diện này nêu ý kiến, bản thân Intel đã rất quen thuộc và hài lòng với hệ thống thủ tục hải quan điện tử đang áp dụng (phiên bản mới nhất, áp dụng từ đầu năm 2013). Đến 1-4-2014 áp dụng VNACCS/VCIS, tức doanh nghiệp chỉ có thời gian ba tháng để chuyển đổi thì sẽ khó khăn. Đại diện này còn đặt vấn đề rằng liệu ngành hải quan có thể dời thời hạn thực hiện VNACCS/VCIS?

Ở thời điểm hiện tại, khi đã có thêm nhiều thông tin, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn còn nguyên tâm trạng hồ nghi, lo lắng. Ông Phạm Phú Cường, phụ trách xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, cho biết công ty ông không được mời tham gia tập huấn về VNACCS/VCIS do kim ngạch nhỏ. Tuy nhiên, ông vẫn đi nghe “ké” và thực sự vẫn rất mơ hồ và thấy rất khó áp dụng khi có đến 150 tiêu chí cần khai, gấp ba lần so với hiện tại. Bản thân ông cảm thấy “lo lắm” vì đây là hệ thống hoàn toàn mới mà khi hướng dẫn, chính cán bộ hải quan cũng thừa nhận là “làm chay”, chưa phát sinh tình huống. Ông Cường cho biết, nếu khai không được hoặc trục trặc ở đâu đó sẽ làm cho thời gian thông quan kéo dài. Lúc đó, chi phí sẽ bị đẩy lên, nhất là với các hãng tàu vì họ chỉ cho thời hạn năm ngày giải phóng hàng kể từ ngày tàu cập bến. “Tôi có đề xuất với công ty là không nhập hàng về vào đầu tháng 4 để tránh nghẽn, tránh rắc rối”, ông Cường nói.

Thêm vào đó, ông Cường cho rằng, hiệu quả, lợi ích của VNACCS/VCIS như thời gian thông quan nhanh (3-5 giây), giảm giấy tờ... mà cơ quan hải quan chỉ ra, cho đến thời điểm này vẫn chỉ là “lý thuyết” và sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như sự đồng bộ giữa các cơ quan và sự áp dụng của chính cán bộ hải quan. Trong thực tế, doanh nghiệp khai nhầm cửa khẩu mà đã mất hai ngày trời đi lại để hủy tờ khai. Hay doanh nghiệp đã được cấp mã số ở TPHCM nhưng có lô hàng ở tỉnh khác lại phải có văn bản xin cấp mã số mới. Tính ra, “một cửa nhưng nhiều chìa”. Việc phúc tập tờ khai (khâu bắt buộc) do các đội trưởng, đội phó nghiệp vụ tại chi cục hải quan quyết định nhiều khi lại bị kéo dài chỉ vì... “bận họp”.

Ông Cường cũng cho rằng, để thực hiện VNACCS/VCIS cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp. Vậy nhưng hiện nay, đội ngũ đại lý hải quan cung cấp dịch vụ khai thuê lại chưa đạt đến trình độ chuyên nghiệp, khi gặp lô hàng có vấn đề là quay sang làm khó doanh nghiệp, đòi thêm phí này, phí kia, thậm chí còn “bịp” khách hàng để hưởng lợi.

Nhân viên xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành cho biết, doanh nghiệp hiện đang ở thế phải làm, không có lựa chọn thực hiện hay không thực hiện VNACCS/VCIS. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất chính là việc tờ khai sau khi gửi rồi sẽ không được sửa, hủy như trước đây. Với hàng trăm tiêu chí, tờ khai hoàn toàn mới thì việc khai sai sẽ khó tránh khỏi, dù doanh nghiệp có bảy ngày tồn tại tờ khai tạm trước khi gửi. Trong khi đó, doanh nghiệp phải gút thông tin với hãng tàu trong vòng 48 giờ (theo quy định mới của các chủ tàu cho các tuyến đi Nhật), nếu sửa chữa sẽ bị phạt tiền hoặc rớt hàng lại. “Thực sự là rất áp lực vì lo bị phạt tiền. Chúng tôi đã phải báo động đỏ đến tất các bộ phận liên quan để làm việc sốt sắng hơn, cẩn trọng hơn”, đại diện này nói.

Trao đổi với TBKTSG, lãnh đạo cấp phòng của một cục hải quan phía Nam, người có sáu năm kinh nghiệm thực hiện hải quan điện tử và đã trực tiếp tham gia tập huấn VNACCS/VCIS cho rằng đây là chương trình khó, tiêu chí khai báo nhiều, tờ khai lạ. Vị này cho biết, tập huấn thì cũng “vậy thôi” bởi mọi thứ là “làm chay”, dữ liệu giả và chưa thấy tình huống phát sinh.

Tuy nhiên, theo vị này, vấn đề lớn hơn cả là VNACCS/VCIS là phần mềm do Nhật Bản xây dựng và tài trợ, dựa trên nhu cầu quản lý, cơ chế của một đất nước đã phát triển, khi áp dụng vào Việt Nam với nhu cầu quản lý, cơ chế và hệ thống pháp luật hoàn toàn khác sẽ tạo ra những độ vênh, khoảng cách không thể khỏa lấp, gây khó cho doanh nghiệp và cán bộ hải quan. Vị này còn thẳng thắn, hệ thống mới không ưu việt hơn hải quan điện tử bởi cái đang áp dụng được chính người Việt xây dựng, dựa trên những nhu cầu quản lý thực tế, hiểu biết cơ chế... “Tuy nhiên, với VNACCS/VCIS, cả doanh nghiệp lẫn cán bộ hải quan lúc này đều không được bàn ra mà phải làm. Vướng mắc ra sao, vấn đề phát sinh chỗ nào... thời gian sẽ trả lời”, vị này kết luận.



Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com