Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

VNACCS: Nhiều ưu việt trong quản lí phương tiện vận tảivận tải

Theo Tiểu nhóm phương tiệân vận tải (Nhóm làm việc về VNACCS/VCIS), khi thực hiện Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) việc quản lí phương tiện vận tải XNC sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với hiện tại.

Hiện nay, phạm vi quản lí đối với phương tiện vận tải ở nước ta nằm ở 4 loại hình khác nhau gồm: Đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ. Việc quản lí (cả 4 loại hình trên) dựa theo 3 nhóm nội dung là: Các chứng từ khai báo; đối tượng khai báo; cơ quan tham gia. Tùy vào đặc điểm loại hình mà có sự khác nhau về nội dung chi tiết của từng nhóm nội dung này.

Theo Tiểu nhóm phương tiệân vận tải, việc thực hiện quản lí hiện nay đang bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định do phương thức khai báo (thủ công) và việc tận dụng, xử lí thông tin khai báo về phương tiện vận tải phục vụ công tác nghiệp vụ chưa thực sự hiệu quả. Một số nhược điểm cụ thể được đề cập trong Hội nghị giới thiệu VNACCS/VCIS (tháng 3 vừa qua), đó là tính liên kết giữa các cơ quan thuộc Chính phủ còn thấp; thủ tục thực hiện rời rạc, thiếu tính liên kết, thực hiện tương đối độc lập; khả năng hỗ trợ giữa các cơ quan để thực hiện thủ tục thông quan cho phương tiện còn yếu; dư thừa, chồng chéo về yêu cầu chứng từ trong hồ sơ…

Nhưng khi thực hiện VNACCS, với phương thức khai báo, quy trình xử lí được tự động hóa cao, dẫn đến chứng từ khai báo chuẩn hóa. Theo Tiểu nhóm phương tiện vận tải, các ưu điểm này gồm: Thủ tục hành chính được liên kết thành một hệ thống nhất; việc trao đổi thông tin và hỗ trợ giữa các cơ quan thuộc Chính phủ được tăng cường; tính chính xác, tin cậy và kịp thời của thông tin được nâng cao, loại bỏ được những dư thừa về thông tin, chứng từ; giảm thời gian thực hiện, qua đó giảm chi phí cho DN; thông tin tiếp nhận 1 lần qua phương tiện điện tử và được tự động chia sẻ cho các bên liên quan

Để tạo sự thay đổi như đề cập ở trên (trong VNACCS), Tiểu nhóm phương tiện vận tải đề xuất một số sửa đổi trong Luật Hải quan. Đó là, phân định rõ thủ tục hải quan với phương tiện vận tải kinh doanh thương mại và phương tiện không kinh doanh thương mại; quy định chi tiết (cụ thể về thủ tục hải quan; hồ sơ hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan với từng loại hình phương tiện…) đối với từng phương tiện vận tải như tàu biển, máy bay…

Các vấn đề trên hiện được quy định cụ thể tại một số điều của Luật Hải quan như: Điều 18 - “Thời hạn khai hải quan”; Điều 22 - “Hồ sơ hải quan”; Điều 25 - “Thông quan đối với phương tiện vận tải”, do đó Tiểu nhóm phương tiện vận tải đề xuất thay đổi cụ thể đối với các điều vừa nêu trong Luật Hải quan. Ngoài ra, Luật Hải quan (sửa đổi) cũng cần quy định rõ trách nhiệm của hãng vận tải hoặc đại lí khi làm thủ tục đối với phương tiện vận tải.

(Theo HQOnline)

0 ý kiến phản hồi:

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com