Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Chuyện của chàng sinh viên bước ra từ trại giam

Hay tin mẹ bị ung thư giai đoạn cuối, Hợi đã liều đưa mẹ lên chỗ học nghề để tiện chăm sóc, thuốc men.


Sinh ra trong cảnh lam lũ, tồn tại bằng chính bàn tay của mình, Hợi đã lăn xả với muôn vàn công việc để kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ. Mải miết mưu sinh để có tiền cho những liều thuốc đặc trị ung thư vô cùng đắt đỏ, chàng thanh niên này đã vô tình “dính chàm”. Lúc bước vào trại tạm giam cũng là lúc Hợi đón nhận hung tin về sự ra đi của mẹ. Sau những đau đớn liên tiếp, tưởng chừng khó vực dậy, chàng thanh niên mồ côi ấy đã vịn lấy niềm tin, bước từng bước run rẩy vào cổng giảng đường đại học bằng nghị lực phi thường của mình.

Tuổi thơ cơ cực
Phan Hợi (SN 1983), trong một gia đình có hoàn cảnh khá trớ trêu. Lớn lên trong sự quan tâm của mẹ và anh chị, Hợi chưa một lần biết mặt cha. Mẹ Hợi là một người phụ nữ đa đoan trong chuyện tình cảm, hai lần đò vẫn không mang đến cho bà một mái ấm vẹn toàn. Ba đứa con mang ba họ khác nhau và Hợi mang họ mẹ. Sau những bầm dập của niềm tin, bà ôm các con từ Quảng Bình về lại quê nhà ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sinh sống.

Sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần đã đem đến cho Hợi một tuổi thơ cơ cực, vất vả. Tuy nhiên, dù gia đình có thiếu thốn đến đâu, mẹ Hợi vẫn cố gắng cuốc cày để cho ba con học hết THPT. Năm 2001, cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, Hợi quyết định lên đường nhập ngũ thay vì kiếm một cái nghề để mưu sinh như anh chị của mình. Sau 5 năm rèn mình trong quân ngũ, Hợi trở về quê. Nghỉ ngơi ít hôm, anh quyết định khăn gói vào Đồng Nai đăng ký học nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng dạy nghề số 8 ở thành phố Biên Hòa.
Để có tiền học, Hợi luôn tranh thủ mọi thời gian rảnh đi làm thêm, nên gia đình không phải chu cấp gì cả. Việc học hành đang bắt đầu vào quỹ đạo thì anh đau đớn nhận hung tin, mẹ anh bị bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Sự sống của bà chỉ tính bằng ngày, bằng tháng. Sau những ngày lao đao, anh quyết định đón mẹ vào Đồng Nai để tiện chăm sóc thuốc men, ăn uống cho bà. Thời gian đó, Hợi lao vào làm việc như một con thiêu thân, ai thuê gì làm nấy, từ phụ hồ, giữ xe, bốc xếp, bưng bê bát đĩa trong các quán ăn…
Nhiều khi, sự lao lực của anh vượt xa cái sức vóc nhỏ bé ấy. Thế nhưng oái oăm thay, bệnh tình của mẹ anh ngày càng nặng hơn, số tiền thuốc tăng lên theo cấp số nhân. Để có tiền mua thuốc cho mẹ, Hợi đã “tự nguyện” thả “hồn mình cho quỷ”, khi đầu cơ cho các công ty bảo kê, đòi nợ thuê, rồi trộm cắp tài sản… Theo mách nước của một bạn xấu, Hợi đã liều vào các bãi gửi xe công cộng, lấy xe cũ đổi xe mới, rồi đem bán kiếm tiền.
Ban đầu, Hợi cũng tự dặn lòng, chỉ làm một lần rồi thôi. Nhưng lóa mắt trước việc kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng, cộng thêm tiền thuốc của mẹ liên tục “réo rắt” cái túi anh hàng ngày, bước chân Hợi cứ thế lún sâu vào vòng tội lỗi không rút ra được. Ngày 1/6/2007, Hợi bị bắt quả tang khi đang mang xe máy cũ vào bãi gửi xe của siêu thị BigC tráo đổi xe mới mang đi bán. Trước đó mấy ngày, Hợi đã linh cảm sẽ có ngày này nên tìm cách đưa mẹ về quê.
Nghị lực từ trong trại giam…
Ba tháng sau, TAND thành phố Biên Hòa đã mở phiên tòa xét xử Phan Hợi với tội danh “trộm cắp tài sản”, tuyên án 24 tháng tù giam. Lúc này ở Hà Tĩnh, mẹ Hợi mới biết tin dữ của con. Những cơn đau do bệnh tật dày vò cộng với tâm bệnh đã khiến sự ra đi của bà nhanh hơn dự tính. Một tháng sau ngày xét xử Hợi, bà nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Từ trong nhà tù đón nhận hung tin về mẹ, Hợi đã qụy ngã bên song sắt.
Cùng thời gian trên, Hợi được chuyển về trại giam Cây Cầy (của Bộ Công an đóng tại tỉnh Tây Ninh), do không quen với thức ăn, tinh thần lại suy sụp nghiêm trọng nên chân tay Hợi bỗng dưng bải hoải, không cử động được. Thời gian đó, Hợi sống trong cô độc, một mình chống chọi lại bệnh tật. Từ những thao tác sinh hoạt rất đơn giản, Hợi cũng đã mất khả năng điều khiển. Suốt ba tháng ròng nằm một chỗ như người thực vật, khiến Hợi bỗng giật mình lo sợ.
Một lần nữa, Hợi không cho phép mình gục ngã, phải tự đứng dậy để đấu tranh bền bỉ với hành trình đòi lại chức năng sống cho tứ chi. Trong hoàn cảnh nhà giam, Hợi không có các công cụ hỗ trợ phục hồi chức năng như ở bên ngoài, nên cách tập tành của Hợi chỉ là những thao tác lăn, lê, bò, trườn. Nói về những tháng ngày đó, anh bảo hết cuộc đời này khó mà quên được. Ấy vậy mà nhờ sự kiên trì tập luyện suốt 11 tháng trời, Hợi đã dần đứng lên được, bàn tay cũng bắt đầu cầm nắm có cảm giác. Trước sự ngỡ ngàng của các quản giáo và bạn tù là những giọt nước mắt nóng hổi tuôn trào trên gò má chai sạm của chàng thanh niên ấy.
Nhờ sự cải tạo tốt, Hợi được ra tù trước thời hạn ba tháng. Ngày đầu tiên về nhà, nhìn lên di ảnh mẹ, tay Hợi run run không cắm được nén nhang vào bát hương. Cứ thế, anh khóc ròng suốt mấy ngày trời bên bàn thờ của mẹ. Nói về những ngày đầu mới bước ra từ cổng trại giam, Hợi bảo ở trong tù đã khổ, ra tù còn khổ hơn, khi hàng ngày anh phải đối diện với những ánh mắt kỳ thị, xa lánh của người thân, bạn bè, xóm làng. Thông tin Hợi bị bệnh trong tù khi về đến lũy tre làng, không hiểu sao lại biến thể thành chuyện anh bị HIV, nên đi đến đâu, người ta tránh đến đó. Thế rồi, Hợi đành phải làm một cái việc bất đắc dĩ là đi xét nghiệm máu. Khi chuyền trên tay tờ giấy xét nghiệm âm tính với vi rút HIV của Hợi, mọi người mới thôi xì xào.
Bước vào giảng đường đại học
Nghe lời trăn trối của mẹ, Hợi nhờ người dựng lại căn nhà nhỏ trên nền đất trống, sáng ngày lầm lũi mưu sinh bằng nghề bán củi. Thế rồi, một lần vô tình bắt gặp hình ảnh cô bé hàng xóm đang ôn bài bên cửa sổ, nỗi khát khao được đến trường trong Hợi lại trỗi dậy. Sau những đắn đo, Hợi quyết định sang nhà cô bé mượn sách vở, liều đi thi đại học. Từ đó, bóng cậu thanh niên mồ côi ấy cứ hắt lên phên nhà suốt đêm thâu. Ánh đèn dầu cứ bập bùng trong ngôi nhà nhỏ. Ngày lầm lũi cần mẫn lên rừng chặt củi kiếm tiền đong gạo, tối Hợi lại chong đèn “dùi mài kinh sử”.

Từ nghị lực trong trại giam, Hợi đã bước vào giảng đường đại học.
Khi lịch thi gần kề, Hợi vùi đầu vào sách vở thâu ngày thâu đêm. Có lúc anh bị ngất lịm bên bàn học vì kiệt sức, máu mũi, máu mồm ộc ra, tưởng chết. Mùa thi năm ấy, có chàng thanh niên “cứng” tuổi, khắc khổ hì hục làm bài bên cạnh những cô cậu học sinh nhí nhảnh, đang độ yêu đời. Ngày đón nhận số điểm 19,5 và tờ thông báo trúng tuyển vào Khoa Lịch sử, trường đại học Vinh, Hợi lại khóc. Những giọt nước mắt nỗ lực vượt qua số phận đã làm cảm phục bao người dân quê nhà. Họ tình nguyện đóng góp mỗi gia đình một ít để đủ tiền học phí cho cậu tân sinh viên nghèo nhập trường.
Bốn năm trên giảng đường đại học, cậu thanh niên mồ côi này liên tục được tín nhiệm làm lớp trưởng, rồi bí thư lớp K50A khoa Lịch sử. Ý thức được hoàn cảnh của mình, Hợi chăm chỉ vừa học vừa làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Biết được hoàn cảnh vượt khó của Hợi, Đoàn trường đại học Vinh đã giới thiệu chỗ trọ miễn phí cho anh, khuyến khích tham gia Câu lạc bộ “Mái ấm trường Vinh”. Ngoài ra, Hợi còn được Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay vốn. Nhờ chi tiêu tiết kiệm, anh cũng bám trụ được để đi đến cuối con đường học vấn của mình mà không đứt gánh giữa chừng. Giờ thì Hợi đang đi đến gần những tháng cuối cùng của cuộc đời sinh viên. Tháng 7 này anh sẽ ra trường, những khó khăn vẫn đang chờ đón, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn tin Hợi đủ nghị lực để vượt qua những thử thách đó.
Những dòng di chúc cảm động của mẹ
Trong lúc bản thân đã “ngấm” mệt mỏi muốn buông xuôi, thì Hợi được một người thân trao cho hai lá thư, gần như là di chúc mẹ viết cho riêng Hợi trước lúc nhắm mắt xuôi tay. Thư có đoạn: “Ra ngoài xã hội thì không ai nể, không ai thương, nếu cứ lao vào con đường lầm lạc. Sau này ra tù trở về, mẹ khuyên con nên cố gắng lao động. Mình muốn ăn no mặc ấm thì phải siêng năng cần cù, thức khuya dậy sớm để cày bừa cuốc móc. Mẹ và cậu đã mua cho con một mái nhà 4 triệu đồng. Con trở về, tuy là không còn gì nhưng vẫn có được ngôi nhà cho con ở tạm… Mẹ muốn sống thêm để lo vợ cho con nhưng không được nữa. Hãy tha thứ cho mẹ!…”. Đọc thư mẹ, Hợi khóc ròng, quyết tâm làm lại từ đầu.

Chú ý: Khi đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.vnaccs.comCâu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tập huấn về VNACCS cho một số đơn vị hải quan Đông Bắc bộ

Sáng 25-3, tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan tổ chức lớp tập huấn, đào tạo tổng quan về quy trình nghiệp vụ sử dụng trong hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS cho một số đơn vị hải quan địa phương.

Tham dự lớp tập huấn có đại diện các cục hải quan: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh và Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS.
Lớp tập huấn nằm trong chương trình đào tạo tổng quan về VNACCS/VCIS do Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS thực hiện.
Đây là lớp tập huấn thứ ba được tổ chức sau hai lớp đã thực hiện tại Hà Nội và Nghệ An. Theo chương trình, lớp tập huấn, đào tạo tại Quảng Ninh sẽ diễn ra đến hết ngày mai (26-3).
Ông Cao Huy Tài - Điều phối viên Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS cho biết, sau lớp tập huấn ở Quảng Ninh, trong tháng 4, Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS sẽ tổ chức tiếp 3 lớp tập huấn tương tự ở Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ.
Kết thúc giai đoạn đào tạo tổng quan, Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS sẽ tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chi tiết về VNACCS/VCIS.
(Theo HQonline)

Chú ý: Khi đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.vnaccs.comCâu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Những đặc điểm cơ bản của VNACCS




Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của VNACCS như sau:
  • VNAACS là hệ thống thông quan điện tử
  • Tập trung vào cả 3 khâu: trước, trong và sau thông quan

Thay đổi về thủ tục trong VNACCS: Chức năng khai báo tạm

Theo quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15-11-2012 của Bộ Tài chính, thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử được quy định như sau: Thời hạn người khai hải quan phải khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan.

Đối với hàng hóa NK, ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (bản lược khai hàng hóa) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải qua cửa khẩu, đường sông, đường bộ.

Hàng hóa XK, NK trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan được áp dụng các chính sách quản lý hàng hóa XK, NK; chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.

Theo Điều 18, Luật Hải quan (được sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định: Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong thời hạn sau đây: Đối với hàng hoá NK được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng kí.

Đối với hàng hoá XK được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng kí.

Theo quy trình nghiệp vụ được thiết kế trong hệ thống thông quan tự động VNACCS, đối với hàng NK người khai có thể khai báo khi hàng đến; hàng hóa XK chỉ khai báo khi đã tập kết hàng. Như vậy, theo quy định này DN sẽ thực hiện khai báo chính thức khi có hàng đến (địa điểm quy định), nghĩa là không thực hiện khai báo chính thức trước khi hàng đến như hiện nay.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho DN, VNACCS được thiết kế chức năng khai báo tạm. Nghĩa là trước khi hàng đến, DN có thể khai báo tạm trước ngày khai báo chính thức và thông tin sẽ được cập nhật, lưu trữ trên hệ thống VNACCS thông qua nghiệp vụ khai báo tạm thông tin NK, XK (IDA, EDA). Nếu khi hàng đến mà thông tin không thay đổi thì DN sẽ dùng các thông tin khai báo tạm để khai chính thức, trường hợp có thay đổi thông tin DN sẽ sửa đổi, bổ sung trước khi khai chính thức.

Theo Nhóm thông quan, Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Tổng cục Hải quan), ưu điểm của khai báo tạm, khai trước là giúp DN chuẩn bị trước và khai báo hải quan trước khi hàng đến, qua đó tránh được sai sót trong khâu nhập dữ liệu thông qua việc kiểm tra được (trước khi hàng đến) các chỉ tiêu thông tin như mã số hàng hóa, trị giá hải quan, thuế suất, số tiên thuế phải nộp. Sự thay đổi so với thủ tục hải quan điện tử hiện nay là bước đơn giản hóa nghiệp vụ đăng kí khai báo và mang lại lợi ích cho cả DN và cơ quan Hải quan.  

(Theo HQOnline)


Chú ý: Khi đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.vnaccs.comCâu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Đào tạo về VNACCS/VCIS cho Hải quan các tỉnh Bắc Trung bộ

Theo HQonline,
Sáng 19-3, tại Nghệ An, Ban triển khai dự án hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS)- Tổng cục Hải quan đã khai mạc lớp đào tạo Tổng quan về quy trình nghiệp vụ sử dụng trong VNACCS/VCIS. Tham dự lớp đào tạo có gần 150 CBCC là lãnh đạo Cục, chi cục, phòng, ban và một số cán bộ công chức thuộc Cục Hải quan các tỉnh:  Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.


Hệ thống VNACCS/VCIS có nhiều điểm mới và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử hiện nay đang áp dụng, như: Chức năng tính thuế tự động được hoàn thiện; Rút ngắn thời gian làm thủ tục bằng cơ chế phân luồng tự động do hệ thống thông quan điện tử được áp dụng ở nhiều khâu (quản lý hàng đi/đến tại cảng, chỉ tiêu nhập dữ liệu ở VNACCS/VCIS được tích hợp nhiều hơn các tiêu chí trên vận đơn, bản lược khai vào chỉ tiêu khai báo trên tờ khai); Tăng cường kết nối giữa các bộ, ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia (NSW); Lấy thông tin của dữ liệu đã đăng ký để khai báo xuất nhập khẩu; Thực hiện đăng ký khai báo trước; Quản lý hàng Tạm nhập tái xuất…
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS- Tổng cục Hải quan đã giới thiệu tổng quan về Dự án VNACCS/VCIS; Quá trình triển khai và kế hoạch triển khai Dự án thời gian tới; Phổ biến công tác tập huấn tại Hải quan địa phương.
Lớp đào tạo diễn ra trong hai ngày 19 và 20- 3 với những nội dung quan trọng liên quan khi thực hiện VNACCS/VCIS: Tổng quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Chi tiết về quy trình thủ tục; Quy trình nghiệp vụ về hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát Hải quan, nghiệp vụ của VCIS (hệ thống thông tin tình báo Hải quan); Nội dung CNTT khi vận hành VNACCS/VCIS; Các công việc mà Hải quan địa phương cần thực hiện để triển khai dự án. Đại diện các tiểu nhóm nghiệp vụ gồm: Thông quan; Phương tiện vận tải; Hàng hóa; Thanh toán; CNTT; Quản lí rủi ro; Khung khổ pháp lí sẽ được lần lượt giới thiệu cụ thể các quy trình nghiệp vụ trong hai ngày 19 và 20-3-2013.
Dự kiến đợt 2 của lớp đào tạo Tổng quan về quy trình nghiệp vụ sử dụng trong VNACCS/VCIS tại Nghệ An sẽ được mở vào tháng 6-2013.

Chú ý: Khi đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://www.vnaccs.com.  Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email: vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Cách nói để con trẻ vâng lời


Muốn con vâng lời, bố mẹ nên đặt mình vào vị trí của con, không nên dùng mẫu câu “nếu… thì” mà nên thay bằng “khi nào… thì”... 

Đó là chia sẻ của các ông bố bà mẹ trong một buổi gặp gỡ bàn về việc nuôi dạy con nên người tại TP HCM diễn ra vào sáng 10/3. Gần 30 phụ huynh tham gia buổi nói chuyện, từ người sắp lên chức bố đến người đã có 20 năm làm cha mẹ, có người chuẩn bị sinh con hoặc đã 3, 4 mặt trẻ.
Rất nhiều phụ huynh lo lắng bởi nói mà con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. Thậm chí có người đã không dám góp ý gì với con vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn.
Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm của ông như sau: 

1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì”
Bố mẹ hãy nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc.

2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau”
Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.

3. Hãy cho bé được lựa chọn
Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn là tốt nhất.

4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé
Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh.

5. Nêu đích danh bé
Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn.
6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản
Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ.

7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm một việc gì
Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một điều quan trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé.

8. Nên tự đặt mình vào vị trí của bé
Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm non bổ sung thêm, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không. Tại sao chúng ta bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h? Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong vỡ tổ.

9. Thể hiện thái độ tôn trọng con
Chị Thu Linh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc nào bố mẹ cũng giở giọng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và không còn nể sợ nữa. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Linh chia sẻ, nếu muốn các con vâng lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em khác trong nhà biết mà chế giễu bé.

(Theo vnexpress)

Tính cách người Nhật: bài học cho thành công

Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể? Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công.
1. Tôn trọng quyết định của nhóm
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể. –>Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
2. Học cách nói giảm nói tránh
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận. –>Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
Người dân Nhật Bản xếp hàng nhận tiếp tế lương thực
3. Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị cực lực phản đối. Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút. –>Chúng ta học được gì từ đó? Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
4. Duy trì liên lạc
Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp. Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Trang bị kiến thức về VNACCS/VCIS

Theo tin từ Ban quản lí Dự án Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), Tổng cục Hải quan, dự kiến trong tháng 3 này Tổng cục sẽ tổ chức một số lớp tập huấn, đào tạo về sử dụng Hệ thống cho cán bộ công chức các đơn vị Hải quan địa phương.


Các lớp tập huấn dự kiến được tổ chức tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Nghệ An...
Mục tiêu là đào tạo cho những người sẽ sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS trong thời gian tới đây hiểu và thực hiện thành thạo quy trình nghiệp vụ trên Hệ thống sau khi được triển khai chính thức; đào tạo cho cán bộ CNTT để có thể làm chủ và vận hành Hệ thống.
Theo tính toán của Ban quản lí Dự án, đối tượng tham gia Hệ thống là rất lớn, tập trung vào 3 nhóm gồm: cán bộ công chức hải quan (khoảng 5.000 người); doanh nghiệp xuất nhập khẩu (khoảng 40.000 doanh nghiệp); các bộ, ngành liên quan (khoảng 14 bộ, ngành).
Ban quản lí Dự án VNACCS/VCIS cho biết, khi đưa vào vận hành Hệ thống thông quan này sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người sử dụng (người dân, DN) và cả cơ quan Hải quan.
VNACCS được thiết kế để mở rộng (so với hiện nay) các thủ tục liên quan đến quy trình thủ tục hải quan như thủ tục đăng kí danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cho cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lí hàng tạm nhập tái xuất…
VNACCS cũng hoàn thiện chức năng tính thuế tự động bằng cách áp dụng việc đăng kí các chỉ tiêu dữ liệu; bổ sung phương thức nộp thuế thông qua ngân hàng hoặc bảo lãnh thuế thay bảo lãnh tự động trừ lùi, khôi phục tương ứng với số thuế đã nộp; rút ngắn thời gian làm thủ tục bằng cơ chế phân luồng tự động; tăng cường kết nối các bộ, ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia (NSW); hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua áp dụng chữ kí điện tử…
Để có được những tiện ích như vậy, VNACCS sẽ có nhiều điểm mới và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử đang áp dụng hiện nay. Cụ thể, về nghiệp vụ hiện chỉ áp dụng ở khâu thông quan nhưng trong VNACCS sẽ được áp dụng ở nhiều khâu khác nhau như quản lí hàng đi/đến tại cảng, manifest…; chỉ tiêu nhập dữ liệu ở VNACCS được tích hợp nhiều hơn các tiêu chí trên vận đơn (Invoice), bản lược khai hàng hóa (manifest) vào chỉ tiêu khai báo trên tờ khai, việc làm này giúp việc phần luồng tự động và rút ngắn thời gian thông quan.
Đặc biệt, nhiều nội dung mới sẽ được áp dụng trong VNACCS như lấy thông tin của dữ liệu đã đăng kí để khai báo xuất nhập khẩu; thực hiện đăng kí khai báo trước (khai báo tạm); mở rộng liên kết với các bộ ngành (trước mắt sử dụng nghiệp vụ trong VNACCS có thể liên kết với 6 bộ, ngành có nhiều liên quan mật thiết đến hoạt động XNK); thực hiện quản lí hàng tạm nhập tái xuất (hiện cơ chế quản lí được thực hiện bên ngoài hệ thống thông quan điện tử)…
Với nhiều thay đổi, nhiều điểm mới và khối lượng công việc rất lớn như nêu trên nên Ban quản lí Dự án VNACCS/VCIS xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 là tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ công chức sớm tiếp cận và đủ năng lực thực hiện khi Hệ thống đi vào vận hành đầu năm 2014.
Theo ông Cao Huy Tài - Điều phối viên của Dự án, việc đào tạo cho người sử dụng Hệ thống có tính bắt buộc và vô cùng quan trọng, quyết định đến khả năng làm chủ VNACCS/VCIS của Hải quan Việt Nam. Đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm lớn của cán bộ công chức toàn Ngành.
Ban quản lí Dự án VNACCS/VCIS đang gấp rút hoàn thành tài liệu hướng dẫn để phục vụ cho việc tập huấn, đào tạo sắp tới.
(TheoHQonline)

Đào tạo tổng quan về quy trình nghiệp vụ trong VNACCS/VCIS.

Sáng ngày 4/3, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Ban triển khai Dự án Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), Tổng cục Hải quan tổ chức lớp đào tạo tổng quan về quy trình nghiệp vụ sử dụng trong VNACCS/VCIS.


Tham dự lớp đào tạo có gần 100 cán bộ công chức đại diện lãnh đạo và một số cán bộ công chức thuộc Cục Hải quan Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, đại diện Hải quan Nhật Bản.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng - Cục trưởng Cục CNTT&Thống kê Hải quan, kiêm Phó trưởng Ban Thường trực Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay, việc thiết kế chi tiết về quy trình thủ tục và những thay đổi về CNTT trong VNACCS/VCIS đã cơ bản hoàn tất. Ngành Hải quan cũng xác định được phạm vi, mục tiêu thực hiện trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Do đó, hiện nay sẽ bắt đầu quá trình đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức trong toàn Ngành; các DN có hoạt động XNK và các bộ, ngành liên quan. Việc tập huấn dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến giữa năm 2013. Đây là công việc rất quan trọng để các tổ chức, cá nhân liên quan có thể nắm bắt và triển khai hệ thống một cách hiệu quả.
Thông qua lớp đạo tào, đại diện các nhóm làm việc của Ban Quản lí Dự án đã giới thiệu những nội dung quan trọng liên quan khi thực hiện VNACCS/VCIS như: Tổng quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, chi tiết về quy trình thủ tục; quy trình nghiệp vụ về hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; quy trình nghiệp vụ đối với phương tiện vận tải; nghiệp vụ của VCIS (hệ thống thông tin tình báo hải quan); nội dung CNTT khi vận hành VNACCS/VCIS; các công việc mà hải quan địa phương cần thực hiện để triển khai Dự án.
Lớp đào tạo diễn ra đến hết ngày 5-3.
Sau lớp đào tại tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Ban Quản lí Dự án sẽ mở tiếp các lớp đào tạo tại Hải Phòng, Nghệ An, khu vực miền Trung và miền Nam...

(Theo HQonline)

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com