Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Quản lý Dự án VNACCS/VCIS

Tổng cục Hải quan vừa có Quyết định số 2592/QĐ-TCHQ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án VNACCS/VCIS.

 Theo đó, Ban Quản lý Dự án VNACCS/VCIS tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc như: giúp Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan quản lí dự án; tuân thủ các nội dung trao đổi giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam (ký ngày 22-3-2012) về khoản viện trợ của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện Dự án VNACCS/VCIS... Quyết định nêu rõ các chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Dự án VNACCS/VCIS là đại diện theo ủy quyền của Tổng cục Hải quan trong các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được xác định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án VNACCS/VCIS và tại các văn bản ủy quyền; xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chương trình, dự án. Cùng với đó, quản lý chuẩn bị thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật, thủ tục và những điều kiện thực hiện chương trình, dự án; thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng; thực hiện quản lý tài chính, tài sản và các thủ tục giải ngân theo quy định của pháp luật và phù hợp với các quy định của nhà tài trợ.

(Theo Báo Hải quan - HQOnline)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Làm sao để thể hiện năng lực bản thân

Phỏng vấn diễn giả Trần Đăng Khoa trên chương trình Sức Sống Mới (VTV1) Thông tin về diễn giả Trần Đăng Khoa tại http://www.trandangkhoa.com




Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

VNACCS sẽ làm thay đổi căn bản phương thức tiến hành thủ tục hải quan

Tổng cục Hải quan cho biết, VNACCS sẽ làm thay đổi căn bản phương thức tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan như: Tập trung vào cả 3 khâu trước, trong và sau thông quan. Tiếp nhận và xử lý tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp (phân luồng tự động). Thay đổi cơ bản việc quản lý, giám sát hải quan đối với một số loại hình theo hướng tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp.  

Tập trung xử lý các thông tin trước khi hàng đến để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu sau: Tiếp nhận bản khai hàng hóa trước e-Manifest, phân tích thông tin, xác định các lô hàng có rủi ro cao cần kiểm soát trong quá trình làm thủ tục hải quan. tiến hành kiểm tra vắng mặt người khai hải quan thông qua các trang thiết bị kỹ thuật. Khai báo trước hóa đơn điện tử hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai báo và tiến hành thủ tục hải quan. 

Tiếp nhận và xử lý tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp: Tiếp nhận và xử lý thông tin manifest, tiếp nhận thông tin khai báo điện tử và phân luồng tờ khai tự động, không có sự can thiệp của các bộ hải quan, phản hồi thông tin phân luồng trong thời gian nhanh nhất. Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của doanh nghiệp qua hệ thống khai báo và chấp nhận vận chuyển bảo thuế, khai bổ sung, đăng ký danh mục miễn thuế. 

Tiếp nhận và xử lý tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp: hỗ trợ doanh nghiệp khai báo: Tự động xác định thuế suất cho từng mã HS, kể cả thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các thỏa thuận và tự tính thuế cho từng dòng hàng cũng như từng tờ khai. tự động xác định trị giá tính thuế, tự động phân bổ các khoản điều chỉnh theo hệ số phân bổ xác định trên cơ sở giá hóa đơn của từng dòng hàng. 

Thay đổi phương thức quản lý hải quan đối với một số loại hình: Gia công, sản xuất xuất khẩu: quản lý theo chế độ doanh nghiệp bảo thuế phải đáp ứng được các điều kiện quy định, không phải nộp thuế trong thời hạn bảo thuế, không phải thanh khoản trên hệ thống hải quan, doanh nghiệp tự quản lý, tăng cường trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp bảo thuế. Doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện doanh nghiệp bảo thuế: không được hưởng ưu đãi thuế (ân hạn thuế) phải nộp thuế đầu vào và hoàn thuế khi xuất khẩu sản phẩm; phải thực hiện thanh khoản trên hệ thống quản lý của cơ quan hải quan: thông báo danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu, thông báo danh mục sản phẩm xuất khẩu, thông báo định mức.

Bên cạnh đó, không tham vấn giá trong thông quan; đối với những tờ khai có nghi vấn về trị giá khai báo, chuyển tham vấn giá sang khâu sau thông quan; giám sát hải quan tại các cảng biển, kho ngoại quan, CFS, ICD, nhà máy bảo thuế, quy định chặt chẽ các điều kiện trước khi cho phép các địa điểm đi vào hoạt động (phải đảm bảo giám sát), giao trách nhiệm cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, cơ quan hải quan kiểm tra đột xuất, định kỳ hoặc giám sát qua phương tiện kỹ thuật như camera, phần mềm quản lý, báo cáo...

Hy vọng với việc ứng dụng hệ thống VNACCS/VCIS hiện đại này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quản lí của Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Định hướng cơ bản của cải cách, hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn 2011 - 2015 gồm 05 mục tiêu lớn: Một là, thực hiện thủ tục hải quan điện tử đảm bảo việc triển khai việc tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest); xử lý dữ liệu thông quan điện tử (e-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan. Hai là, triển khai Đề án Quản lý rủi ro, trong đó trọng tâm vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro cả trước, trong và sau thông quan. Ba là, xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ công cụ hỗ trợ...). Bốn là, triển khai chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam. Năm là, xây dựng và vận hành hệ thống Chỉ số đánh giá hoạt động của ngành.
(Theo eFinance)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

NTT DATA to Develop Trade Procedure and Customs Clearance Systems in Vietnam (VNACCS)

Sep. 20, 2012
NTT DATA Corporation

NTT DATA Corporation has contracted with the Vietnamese government to develop trade procedure and customs clearance systems (VNACCS/VCIS*1) based on Japan’s trade procedure and customs clearance systems, NACCS*2 and CIS*3.


The purpose of VNACCS and VCIS is to improve the speed and efficiency of administrative procedures relating to trade procedures and customs clearance in Vietnam by applying the NACCS and CIS systems used in Japan. The systems will be used by Vietnamese customs, other administrative bodies, and private companies involved in trade procedures and customs clearance. NTT DATA will work with NTT DATA Vietnam Company Limited (head office: Hanoi, Vietnam) etc. to develop the systems, aiming to complete them by March 2014.
NTT DATA intends to continue to expand its business in Vietnam and works actively to expand Japanese IT systems overseas.

Background

The Socialist Republic of Vietnam’s joining of the World Trade Organization in January 2007 has induced a dramatic increase in direct investment from overseas, leading to an increase of over 10% in Vietnam’s annual import and export volume. To keep up with this rapidly growing volume, the Vietnamese government has been considering introducing a new customs clearance system to improve the speed and efficiency of its trade procedures and customs clearance.
The Japanese government recently announced the Asia Cargo Highway concept*4 to promote a seamless flow of goods between Japan and other Asian countries, particularly the ASEAN (Association of Southeast Asian Nations), and policies to promote smooth trade among Asian countries.
Matching of the interests of the Vietnamese and Japanese governments led to the building of VNACCS/VCIS.

Contract with Vietnamese government

The systems will be developed with Official Development Assistance grants-in-aid, based on Exchange of Notes as to the Project for E-Customs and National Single Window for Customs Modernization signed by the Japanese and Vietnamese governments on March 22, 2012.
NTT DATA has long been involved in the development and maintenance of Japan’s NACCS and CIS systems. It is renowned for its knowledge of building systems relating to trade procedures and customs clearance operations, and for its experience of building large-scale systems and capability of system development in short time. It concluded a contract with the Vietnamese government on August 30, 2012, and was officially certified by Japan International Cooperation Agency (JICA) on September 18.

Outline

Features of the Systems

In addition to using the administrative procedure functions of Japan’s NACCS and CIS systems, VNACCS and VCIS will have functions in accordance with the practices in Vietnam.

Functions that are the same as Japan’s NACCS and CIS Systems

  • Improved efficiency of administrative procedures relating to trade procedures and customs clearance, such as import and export declarations and port arrival and departure procedures
    In addition to making electronic declarations possible, the Systems will improve the performance of governmental agency officials by checking the input contents. The Systems will also contribute to more efficiency of processing by private corporations by providing functions such as automatic calculation of duty when preparing import/export declarations.
  • Shorter processing time between declaration and approval
    Import and export declarations and customs screening processes are to be done automatically, shortening the processing time between declaration and approval.
  • Unification (single window) of applications to other government bodies relating to trade procedures
    VNACCS and VCIS enables unified handling of all administrative procedures relating to trade procedures other than import and export declarations at customs, making processes easier for private users.
  • Quality assurance
    High quality is to be secured by applying the successful Japan’s NACCS and CIS Systems.

Functions Unique to VNACCS and VCIS

  • Functions in accordance with the practices in Vietnam
    The Systems will realize Electronic processing at overland borders and Electronic signature based on the Electronic Commercial Transaction Law. Also, they will be linked to existing Vietnam Customs System which has currently been used for duty collection and customs evaluations.

Users of the Systems

The systems will be used by private companies involved in trade procedures and customs clearance, such as importers and exporters, airlines, shipping/trucking/logistics companies.
Customs and other government bodies involved in trade procedures also plan to use the system.

Outlook

NTT DATA intends to continue to expand its business in Vietnam and work actively to expand Japanese IT systems overseas, using its experience of building systems in Japan.

Note

  • *1VNACCS/VCIS
    Vietnamese trade procedure and customs clearance systems based on Japan’s NACCS and CIS systems.
  • *2NACCS (Nippon Automated Cargo and Port Consolidated System)
    Japan’s electronic application system used by public and private organizations performing administrative procedures such as import and export declarations and port arrival and departure procedures for ships and aircraft, and private operations relating to import and export procedures.
  • *3CIS (Customs Intelligence Database System)
    An integrated information system in which all customs clearance records for imports and exports and information on importers and exporters is compiled and used for customs screening.
  • *4Asia Cargo Highway concept
    A concept announced by the Japanese government at the Asian Development Bank Annual Meeting in May 2011 with the purpose of creating a seamless flow of goods between Japan and Asia in the next ten years.

For more information, please contact:

About Report:

Public Relations Department
NTT DATA Corporation
Toda
Tel: +81-3-5546-8051
(Theo www.nttdata.com)

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Japan to help Vietnam develop e-customs

apan will further help Vietnam build its e-customs services under a project to deploy the Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System and Vietnam Customs Information System (VNACCS/VCIS).

The commitment was made by Japanese General Director of Customs Atsuo Shibota at a recent working session with his Vietnamese counterpart Nguyen Ngoc Tuc.

Japan will also help Vietnam master the system by transferring technology and training personnel, said Shibota.
Later, at a plenary meeting on the project, Vietnam’s customs leader Tuc called for more assistance from Japan and asked members of the working teams in Vietnam to cooperate closely with their Japanese counterparts to ensure the success of the project.
Tuc promised to mobilize all resources available for the successful implementation of the project, which will affirm the preeminence of e-customs in such a developing country as Vietnam.
Shibota added that Japan will send more experts to help Vietnam in the designing stage of the project.
** At a working session with Vietnamese Finance Minister Vuong Dinh Hue on February 14, Shibota said Japan will provide Vietnam with US$34 million in non-refundable aid to help Vietnam build its e-customs system, which is based on Japan ’s Nippon Automated Customs Clearance (NACCS).
Minister Hue said the project will help Vietnam develop e-customs and implement a one-stop customs system that links Vietnam with other ASEAN countries.
It will also help promote bilateral trade between Vietnam and Japan and create better conditions for foreign investors, he said.

(Theo Talkvietnam)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Japan offers Vietnam $33 million to modernize its customs sector

The Japanese government has decided to grant Vietnam a non-refundable package worth US$33 million to help the country develop an electronic customs clearance named VNACCS/VCIS using Japanese technology. 

An agreement to this effect was signed by Deputy Finance Minister Do Hoang Anh Tuan and Chief Representative of the Japan International Cooperation Agency (JICA) Tsuno Motonori in Hanoi on March 22.
Accordingly, the customs project will include transferring the VNACCS/VCIS software and the corresponding hardware and equipment.
Under the project, Japan will help the Vietnam customs operate the system and exercise the one-stop shop mechanism nationwide. 

(Theo Talkvietnam)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

News: JICA backs e-customs development

The General Department of Customs (GDC) and Japan International Cooperation Agency (JICA) have signed a deal for a technical assistance project worth almost 6.6 million USD, to develop e-customs in Vietnam. 

Customs activities in Dak Lak (Source: VNA)
Customs activities in Dak Lak (Source: VNA)
The project will deal with the necessary legal regulations to implement Vietnam’s Automated Cargo and Consolidated Port System, the country’s Customs Information System (VNACCS/VCIS) and train GDC staff to use the national one-stop-shop customs system.

It also intends to draw up mechanisms and policies to ensure the security of information as well as procedures to operate and manage the VNACCS/VCIS system and the necessary human resources.
On addressing the signing ceremony in Hanoi on April 9, the Head of the GDC, Nguyen Ngoc Tuc, said that this valuable assistance from the Japanese Government for Vietnam’s customs has had a big impact on Vietnam’s customs reforms and modernisation.
The technical assistance project will give Vietnam’s customs access to Japan’s knowledge and management experiences in operating and mastering the VNACCS/VCIS system, said Tuc.
Japan’s technical assistance and technologies will help Vietnam’s customs to modernise in the near future, he added.

(Theo VNA)

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Huy động 49 cán bộ, công chức phục vụ Dự án VNACCS/VCIS

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc ngày 16-11 đã kí Quyết định số 2568/QĐ-TCHQ huy động cán bộ làm việc chuyên trách tại Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS.

heo Quyết định 2568/QĐ-TCHQ, có 49 cán bộ, công chức thuộc 7 đơn vị khối cơ quan Tổng cục Hải quan được huy động gồm: Cục CNTT & Thống kê Hải quan; Cục Giám sát quản lí về hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu; Cục Kiểm  tra sau thông quan; Vụ Pháp chế; Ban Cải cách hiện đại hoá hải quan; Ban Quản lí rủi ro.
49 cán bộ, công chức này sẽ làm việc theo chế độ chuyên trách tại Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS từ 20-11-2012 đến hết tháng 7-2013.
Theo Quyết định số 821/QĐ-TCHQ ngày 13-4-2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS có 12 nhóm làm việc bao gồm: Tổng hợp; Pháp lí; Thông quan; Phương tiện; Hàng hóa; Thuế; Quản lí rủi ro; Phần mềm đầu cuối; Mạng; Chuẩn bị vận hành; Quản lí/đăng kí thông tin người dùng; Quản lí/đăng kí CSF.
Được biết, hiện nay, các nhóm làm việc đã hoàn thành thiết kế chi tiết về Hệ thống VNACCS/VCIS và đang bắt tay vào triển khai các nội dung khác liên quan đến Dự án theo kế hoạch.

(Theo Báo Hải quan - HQOnline)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Đảm bảo tiến độ Trung tâm dữ liệu Hệ thống VNACCS/VCIS

Ngày 13-11, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc chủ trì cuộc họp về tiến độ các hạng mục kĩ thuật cơ bản của Trung tâm dữ liệu (nằm trong trụ sở mới của Tổng cục Hải quan tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) phục vụ việc làm đặt thiết bị công nghệ thông tin trong khuôn khổ Dự án VNACCS/VCIS.

Sau khi nghe báo cáo của Ban quản lí dự án xây dựng trụ sở Tổng cục Hải quan và đại biểu tham dự cuộc họp, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc chỉ đạo: Các đơn vị liên quan cần giám sát chặt chẽ, thường xuyên và đẩy nhanh tiến độ các hạng mục liên quan như Hệ thống phòng cháy chữa cháy, nội thất của Trung tâm, trang thiết bị kĩ thuật liên quan… để đáp ứng yêu cầu về tiến độ đã cam kết với đối tác Nhật Bản (nhà tài trợ Dự án Hệ thống thông quan tự động - VNACCS).
Tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc cũng biểu dương các cán bộ Ban quản lí dự án đã bám sát, đôn đốc kịp thời, đảm bảo tiến độ các hạng mục kĩ thuật của Trung tâm dữ liệu, đặc biệt là hàng mục về hạ tầng công nghệ thông tin.

(Theo Báo Hải quan - HQOnline)

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Tin tức: Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện triển khai TTHQĐT

Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các đơn vị hải quan trong ngành triển khai các công việc đáp ứng triển khai Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23-10-2012 của Chính phủ về thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT).

Để việc thực hiện Nghị dịnh 87 đạt mục tiêu về tiến độ, Tổng cục yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện 3 nhóm công việc chính về: Công tác chuẩn bị (liên quan đến việc hoàn thiện khung khổ pháp lí; chuẩn bị điều kiện về hạ tầng CNTT, phần mềm; chuẩn bị điều kiện dữ liệu để vận hành hệ thống; chuẩn bị nguồn nhân lực…); tổ chức đào tạo, tập huấn (về hướng dẫn sử dụng, cài đặt nâng cập hệ thống thông quan điện tử; tập huấn nội dung Thông tư hướng dẫn, hướng dẫn quy trình thủ tục); triển khai nâng cấp hệ thống, hỗ trợ xử lí vướng mắc.
Một số nhiệm vụ quan trọng cụ thể như hoàn thiện, trình Bộ Tài chính bàn hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 87; hoàn thiện để ban hành quyết định của TCHQ về quy trình thủ tục hải quan điện tử theo nội dụng của Nghị định 87 và Thông tư của Bộ Tài chính…
13 cục hải quan chưa triển khai TTHQĐT sẽ được Tổng cục Hải quan chính thức thực hiện từ đầu năm 2013 gồm: Cục Hải quan Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai - Kon Tum, Khánh Hoà, Bình Phước, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Về công tác tập huấn, sẽ tổ chức cho các đối tượng là lãnh đạo các Trung tâm dữ liệu hoặc lãnh đạo phòng, ban phụ trách tin học, cán bộ làm công tác công nghệ thông tin tại các cục hải quan địa phương. Đối với nội dung tập huấn về Thông tư sẽ dành cho lãnh đạo các cục, lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo chi cục và cán bộ công chức làm công tác nghiệp vụ.
Tổng cục Hải quan dự kiến tổ chức 3 lớp tập huấn ở 3 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, khu vực phía Bắc tổ chức tại Tổng cục Hải quan, dành cho các đơn vị hải quan từ Thanh Hoá trở ra; lớp ở miền Trung tổ chức ở Đà Nẵng dành cho các đơn vị từ Nghệ An đến Khánh Hoà; lớp tại khu vực miền Nam tổ chức tại Đồng Nai dành cho các đơn vị hải quan khu vực phía Nam. Mỗi lớp tập huấn dự kiến kéo dài 2 ngày và được thực hiện vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12-2012.
Về công tác chuẩn bị, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, tại 13 cục chưa triển khai sẽ chuẩn bị để thực hiện tại 1 chi cục; với 21 cục đã thực hiện sẽ nâng cấp hệ thống thông quan điện tử lên phiên bản mới.
Tổng cục Hải quan cũng lựa chọn 7 đơn vị hải quan địa phương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì hỗ trợ cho 13 đơn vị chưa triển khai.
Mới đây, trong cuôc gặp gỡ báo chí thông tin về Nghị định 87, đại diện Ban Cải cách hiện đại hoá Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, từ đầu năm đến 15-10, tổng số tờ khai thực hiện TTHQĐT đạt 3,47 triệu bộ, chiếm 95,8% tổng tờ khai của loại hình đang thực hiện. Cả nước có 21/34 cục hải quan địa phương, với 101 chi cục đã triển khai.

(Theo HQOnline)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Harry Potter trọn bộ 7 tập(PRC)

Trọn bộ Harry Potter(7 tập) được convert theo định dạng PRC
Link download http://www.mediafire.com/?yq4azejytmz

(Định dạng PRC các bạn dùng phần mềm Mobipocket hoặc Kindle for PC để đọc.
 Hoặc có thể copy vào điện thoại (hỗ trợ Java) hay máy đọc sách Kindle để đọc những lúc rảnh rỗi.


(St)

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Nuôi dạy con: Người bình thường có ý chí sẽ trở nên khác thường

Bệnh thời đại của cha mẹ thành thị là không bao giờ có thời gian cho mình và gia đình. Luôn thèm có thân hình đẹp và con ngoan. Luôn căng thẳng và thiếu tiền.

Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên bỏ công việc tốt, lương cao ở Mỹ, về Việt Nam xây dựng Công ty Bạn của Bé. đây là công ty phi lợi nhuận với tôn chỉ thiện nguyện, nhằm xây dựng nhận thức và cung cấp kiến thức khoa học dạy con cho các bậc cha mẹ. Việc làm ấy khiến nhiều người bảo chị “khùng”. Một nhà báo phỏng vấn chị từng đặt câu hỏi: “Có người nói chắc không có việc làm bên Mỹ, hoặc là ở Mỹ chị không là ai cả, nên mới về đây hoạt động để đánh bóng tên tuổi. Chị nghĩ sao?”…

Nếu phải trả lời câu hỏi đó thì chị nói sao?
Đó là tự do ngôn luận, họ có lý do của họ. Tôi không cần phân bua. Quý vị nói đúng hay sai không quan trọng. Ai muốn nói, nghĩ gì tôi đều tôn trọng cả, vì đó là suy nghĩ và phát biểu cá nhân.
Nhưng việc làm của chị phải từ một lý do nào chứ?
Năm 1990 rời Việt Nam trong chương trình đoàn tụ gia đình, tôi đã viết: “Tôi hứa rằng tôi sẽ trở lại”. Viết ra giấy, và tờ giấy đó mẹ tôi còn giữ.
Nhưng chị có nhiều bằng đại học: Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, rồi bằng thạc sĩ Chính sách công ở các trường danh tiếng. Những ngành học này có vẻ rất xa với công việc chị đang làm liên quan tới dạy con trẻ?
Quan niệm của tôi về học tập là bất cứ cái gì cũng có thể rút tỉa ra cho cuộc sống. Quản trị kinh doanh cho tầm nhìn chiến lược, rõ ràng, sắp xếp công việc có hệ thống, triết lý kinh doanh, nhân sự, suy nghĩ chín chắn, văn hóa doanh nghiệp. Có kiến thức marketing. Giờ đây nét mạnh nhất của Bạn của Bé chính là văn hóa doanh nghiệp. Nhiều tình nguyện viên giỏi, họ vô ra thường xuyên. Họ vào đây được rèn luyện, thử sức, được sử dụng nguồn lực của Bạn của Bé để thực hiện những ý tưởng sáng tạo của mình. Nếu thành công, trở thành dự án, chương trình sẽ hoạt động chính thức.
Nét gì đặc biệt, như giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp rất đặc biệt ở Bạn của Bé?
Đó là tinh thần phục vụ, tinh thần dân chủ, thẳng thắn trung thực. Hãy hành xử vì danh dự cá nhân, chứ không có cái gọi là danh dự của Bạn của Bé. Danh dự của các cá nhân cộng lại sẽ là Bạn của Bé. Bạn có quyền từ chối, nhưng khi đã nhận thì phải giữ lời. Có hai lỗi không được tha thứ ở đây, nếu mắc phải thì bị buộc nghỉ việc, thứ nhất là cố ý nói dối (cho dù không có hại cho ai) và thứ hai là không tôn trọng những người xung quanh mình, dù chỉ thể hiện bằng thái độ, đặc biệt là với đối tượng mà mình phục vụ. Thí dụ trao quà cho trẻ em, dù làm từ thiện cũng phải cúi người ngang với em đó, không được như người trên cho người dưới. Nếu có thái độ gớm hãi với người khuyết tật là bị đuổi liền. Chúng tôi làm hội thảo ở dinh Thống Nhất, giá vé một triệu rưỡi, nhưng người nghèo được mời. Nếu nhân viên nào gặp người nghèo khổ mà tỏ ra kênh kiệu cũng bị đuổi việc.
Chị là một người đẹp chưa xây dựng gia đình, chưa có con, vậy có trở ngại gì không trong công việc phải rất hiểu trẻ em này?
Tôi rất tự tin. Kinh nghiệm thì học từ đâu chẳng được. Người thợ, nghệ nhân mới truyền bằng kinh nghiệm, còn tôi giảng dạy bằng thông tin khoa học. Quan trọng là tôi có thực nghiệm hay không. Tôi có tới bảy đứa cháu và có bằng thạc sĩ có khả năng nghiên cứu. Ngành gì chẳng làm được. Tôi có thể không giỏi như những người trong ngành nhưng tôi lại có ưu thế của người chia sẻ có khoa học, chắt lọc bởi cái đầu được đào tạo chính quy theo tiêu chuẩn quốc tế.
Những khóa học của Bạn của Bé như “Cách dạy con hợp lý”, “Dạy con về tiền bạc”, “Kỵ luật không nước mắt” có khác gì những khóa học nở rộ về kỹ năng sống đã có rất nhiều ở Việt Nam?
Năm 2009 tôi về nước nghiên cứu theo học bổng Fulbright cấp cho 11 tháng, nhưng tôi ở lại luôn. Khi nghe nói đề tài và công việc của tôi là làm cha mẹ phải đi học, ai cũng bảo khùng, không khả thi, không ai thèm nghe đâu. Nay thì sáu ngàn người đã nghe, nhiều người sẵn sàng đi học. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng được nhận thức nuôi dạy con là rất quan trọng.
Nuôi dạy con là rất quan trọng. Có vẻ điều này cha mẹ nào cũng biết. Có ai cho là không quan trọng đâu?
Đúng thế, ai cũng cho là quan trọng nhưng rất nhiều người cho là mình biết rồi. Bây giờ thiếu gì phương tiện, sách báo, mạng internet, đọc là đủ. Khắp nơi trên thế giới tưởng thế. Họ dư thông tin chung chung, nhưng lại thiếu thông tin chi tiết, làm một cách có hệ thống. Có biết bao thông tin tràn ngập, lời nói mơ hồ của các quan chức phát biểu hằng ngày… các nguyên lý chung đầy rẫy. Chương trình “Kỷ luật không nước mắt” vừa rồi như một cơn sốt. Một ngàn năm trăm người ở Hà Nội đón nhận. Trình bày kỹ từ tư duy, lối sống đến hành động, lời nói.
Điều gì thuyết phục đến vậy?
Tôi thay đổi triết lý sống, cho họ cảm nhận thực sự bạo lực là xấu và hại thế nào, từ chối mạnh mẽ cỡ nào, nói không với bạo lực, cam kết ngay tại lớp học. Phải có lối sống này mới thành công được. Có cả cách làm cụ thể tới mức như cầm tay chỉ việc cho họ. Từ cách phạt, chê, khen, nói, làm, ăn, ngủ, tắm, giặt… Rồi nghiên cứu trường hợp cụ thể (case study).
Đánh trẻ là không nên, ai cũng biết vậy. Nhưng nghe nói, trong lớp học này chị đã làm khối người “giật mình”. Có gì vậy?
Nói thế này chị có giật mình không nhé: Khi dùng bạo lực với trẻ em thì ảnh hưởng toàn diện và suốt đời đứa nhỏ, ảnh hưởng toàn diện tới hạnh phúc và sự thành công hay thất bại của đứa nhỏ. Nào, chị đã giật mình chưa?
Nhiều người nói, ai chẳng có lúc đánh con một cái, ảnh hưởng gì đâu?
La lối, chê bai, mỉa mai, chọc giận… làm trẻ tiết cortisol để chống lại căng thẳng. Nó giúp cho trẻ thoát khỏi khó khăn, giúp trẻ thoát hiểm. Nếu đời đứa trẻ toàn cortisol (ví dụ như trẻ không ngủ, cha mẹ đánh đòn bắt phải ngủ, trẻ sẽ đi ngủ với cortisol), trẻ sẽ chậm phát triển toàn diện. Xương trẻ sẽ nhỏ hơn, mạch máu, hộp sọ cũng nhỏ, yếu ớt hơn. Khoa học đã nói nhiều về tiềm thức, về ý thức và sự tác động giữa sự chủ động được và không chủ động được. Nghiên cứu sâu sẽ hiểu vì sao cô gái chọn phải người không tốt…, hóa ra là tiềm thức chọn, tiềm thức yêu. Hiểu được nguyên nhân những thất bại trong cuộc sống, trong hôn nhân… Cha mẹ đánh con, đứa trẻ sẽ tin một điều rằng cách giải quyết mọi sự tốt nhất, nhanh nhất là dùng bạo lực. Đó, có ai nghĩ rằng đánh con sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời con đâu. Vì thế, nhiều cái để giật mình lắm! Nhiều lần lắm.


Nhiều điều các bậc cha mẹ nghĩ biết rồi hóa ra là chưa đủ, vậy sức hút của lớp học do chị trình bày có phải do chị đưa ra cụ thể cách làm? Giống như thầy thuốc kê toa, xin chị đưa ra một thí dụ cụ thể?
Thí dụ mà nhà ai cũng dễ gặp, đứa trẻ đang xem tivi, đã đến giờ đi tắm, đi ngủ hoặc phải làm bài… giục trẻ không được, nhiều vị dùng “quân sự nghiêm khắc” xông vào tắt tivi cái rụp. Làm thế sao con không bức xúc! Có công thức năm bước như sau, đầu tiên, hỏi con bằng câu hỏi mở (đừng nói: “Con ơi, đến giờ tắm rồi”, có vẻ vẫn ra lệnh. Cũng đừng hỏi: “Con ơi, đi tắm chưa?”, vì chắc chắn trẻ sẽ trả lời là “chưa”). Hỏi câu hỏi mở: “Sắp tới giờ làm gì hả con?”, trẻ trả lời “tắm”. Cũng có đứa trì hoãn, nói chuyện khác, hãy bảo trẻ xem thời khóa biểu sinh hoạt, trẻ sẽ thấy mình nói không đúng. Tiếp theo: “Năm phút nữa tắt tivi con nhé”. Tiếp: “Một phút nữa thôi là tắt nhé”. Rồi bước tiếp: “Tắt nhé”. Bước thứ năm: “Mai coi tiếp”.
Nghe công thức này có người sẽ nói: “Lằng nhằng mất thời gian quá”?
Giải quyết cơn khóc lóc, nói bậy, còn tốn thời gian hơn. Người Mỹ có câu: Nobody has time, people make time, không ai có sẵn thời gian, mà người ta làm ra thời gian. Việc gì ta coi là quan trọng sẽ có thời gian cho nó.
Nhưng có một sự thật là con người ngày nay rất thiếu thời gian?
Cha mẹ không phải bỏ ra rất nhiều thời gian, mà bỏ sao cho con thấy mình chính là ưu tiên số 1 của cha mẹ. Nếu đã định một tuần bỏ ra cho con nửa giờ thôi chẳng hạn, thì phải coi trọng, đúng ngày giờ đó, không thay đổi. Nếu bận đột xuất phải giải thích, phải bù lại, xin lỗi. Giờ dành cho con thì không tivi, không điện thoại. Tập trung 100% cho đứa nhỏ.
Theo chị, nhân tố chính cha mẹ cần có nhất để dạy con là gì?
Phải là người có đạo đức và có kỷ luật cá nhân. Không có kỷ luật cá nhân sẽ không có đạo đức.
Làm thiện nguyện, công ty hoạt động phi lợi nhuận, chị dựa vào nguồn tài chính nào đảm bảo hoạt động của công ty?
Tiền để dành quỹ về hưu vì lương tôi trước đây khá cao. Năm 1998 lương 52 ngàn USD một năm, vậy là cao hơn cả lương kỹ sư có mười năm kinh nghiệm. Tôi tằn tiện vì biết có ngày này.
Về Việt Nam tôi “cày” như trâu. Dạy học tại Trường Đại học Hoa Sen, xây dựng chương trình tư duy phản biện, dạy tiếng Anh cho một số doanh nhân, dạy kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề – dành cho doanh nghiệp đa quốc gia. Mở các lớp học khác. Tham gia viết báo… Nhưng tôi cũng tập trung vào việc chính, vì nhớ câu nói của người Nam bộ: “Nhiều nghề, cá trê húp nước”.
Nói thật, cái gì đã làm, tôi đều đạt trên trung bình. Chạy xe cà rề, nhưng khi cần, tôi cũng có thể lượn như thanh niên đi bão…
Chị có nhiều chương trình, vậy có dựa vào giáo trình nào chủ yếu không?
Tôi tự nghiên cứu, tự soạn cho thích hợp. Có lần tôi nói về cách dạy con cách tự bảo vệ, ngồi bên dưới có một phóng viên. Cuối buổi, anh lên hỏi xin tôi bài soạn để có thể dựa vào đó viết bài. Khi đưa anh tờ giấy tôi dùng để giảng, anh nổi giận tưởng tôi đùa vì trên đó chỉ có ba dòng, mỗi dòng ba chữ, tôi dùng như thẻ nhớ lúc trình bày.
Chị có nghiên cứu xem chương trình của mình có thể đóng góp gì cho chương trình của hệ thống giáo dục trong nước hiện nay?
Tôi có tham gia triển khai hướng dẫn cho các giáo viên cấp 1 và mẫu giáo ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Giúp họ cách đo sức lực trẻ em, cách khuyến khích làm việc tốt, nói sao cho không tổn thương, khen sao khuyến khích thánh thiện… Cách thức cụ thể chê, khen, phạt, nói chuyện vui, đọc sách… Tiến hành ba chương trình: Chương trình “Cha mẹ am hiểu” (dạy trẻ sinh hoạt, lứa tuổi từ 1 đến 10), Chương trình “Cha mẹ tuyệt vời” (dạy trẻ tuổi teen) và chương trình “Cha mẹ hồn nhiên” (dạy trẻ từ 1 đến 18 tuổi…).
Nhiều chương trình hay và thiết thực vậy, chị có định viết sách?
Tôi sẽ viết cuốn sách về chương trình “Kỷ luật không nước mắt” vì nhiều người đòi hỏi quá, tôi đã bắt đầu, vừa rồi qua Nhật tính sẽ hoàn thành, nhưng cuộc sống của tôi bên đó không được như mong đợi. Tôi có suy nghĩ điên rồ này: “Nếu mình có gia đình, có con thì chỉ một, hai đứa con đó sung sướng, còn hàng triệu đứa sẽ không được sướng”.
Sao lại gọi là ý nghĩ điên rồ?
Mắc mớ gì lo cho triệu đứa. Đâu có ai bắt tôi phải trách nhiệm với thế giới? Chỉ người điên mới vậy thôi.
Cuộc sống của chị ở Việt Nam thế nào?
Tôi sống trong văn phòng, nhà cấp 4 đường Trần Hữu Trang, quận Phú Nhuận. Dột tùm lum. Xưa là một lò rang cà phê. Chúng tôi sửa lại. Chỗ tôi ngủ là một tấm chiếu nằm lòi tay lòi chân. Không máy lạnh, không bếp, lò viba. Tôi thấy vậy cũng được.
Đã từng trải cuộc sống sang trọng, chị vẫn chịu được khổ à?
Chỉ có nỗi sợ lớn nhất là bệnh thôi. Nơi sống không làm tôi bệnh là đủ rồi. Có ở khách sạn năm sao khi đi công việc cũng chỉ cốt đảm bảo vệ sinh. Còn nhà mình sạch là được rồi.
Làm việc tại Việt Nam, nhiều người rất sợ va chạm tới thủ tục hành chính. Chị có bị nỗi sợ này không?
Cũng có va chạm nhiều, nhưng người ta làm sao mình làm vậy. Chỉ có xin phép hội thảo ở dinh Thống Nhất là trả tiền vì có diễn giả nước ngoài thôi, tôi bắt đầu nhận được sự giúp đỡ, như dịch vụ mail, họ cho luôn.
Chắc chị có nhiều kỵ niệm đáng nhớ khi được sống ở Việt Nam?
Lần đầu tiên ra Hà Nội, đêm tôi lang thang phố cổ, thấy một phụ nữ đang bới đống rác, tôi dừng lại hỏi chị tìm gì, chị bảo nhặt để kiếm tiền sống. Tôi nói sẽ cho chị tiền. Chị vội nói: “Em đừng giở ví tiền ra, có kẻ thấy sẽ giật của em, em đi về đi”. Chị ấy dẫn tôi ra tận đoạn đường có ánh sáng mới quay lại.
Chuyện thứ hai cũng ở Hà Nội. Tôi chỉ vào tô bún, bà chủ quán lấy tôi 15 ngàn, trong khi lấy mọi người bảy ngàn. Chị tưởng tôi người ngoại quốc nên lấy đắt. Tôi hỏi, chị có con nhỏ không, tôi tặng gói sô-cô-la. Chị nói hóa ra tôi người Việt à, và trả lại tám ngàn. Tôi nói có phải cho sô-cô-la để lấy lại mấy ngàn đâu, chị hãy giữ số tiền đó cho người ăn xin bị đói. Chị hứa sẽ làm như thế. Vậy đó, con người ta rất nghèo khổ nhưng cũng rất lương thiện.
Chị có đào tạo giảng viên thay thế mình không?
Tôi không đào tạo kiểu đó. Bởi vì ai thích thì tự nghiên cứu thực nghiệm, học hỏi thì tôi sẽ giúp, người như thế mới có khả năng thay đổi tư duy, tâm lý người nghe. Đào tạo kiểu nào đó sẽ chỉ có vỏ chứ không có ruột. Từ cá nhân mình suy ra, tôi thấy có rất nhiều nguồn để nghiên cứu, học hỏi. Quản trị kinh doanh, lịch sử, luật pháp, chính sách công… Từ Phật, Chúa, Thiền… có gì hay trong thực tế tôi cũng vận dụng vào. Cái đó ai đào tạo được đâu.
Khó khăn nhất mà chị gặp phải là gì?
Chính là tâm lý của tôi, rất tồi tệ từ bé. Hơn ba tuổi do hoàn cảnh chiến tranh và thời cuộc, gia đình chia ly, cả thế giới như biến mất. Cảm giác bị bỏ rơi thúc đẩy tự phá mình. Tôi thất bại nhiều lần trong tình yêu, không có bạn bè một thời gian dài, mất tự tin, cảm thấy mình yếu kém, xấu xí. Tôi biết vấn đề của mình, bị trầm cảm. Hệ quả là đôi khi rơi vào tình trạng không quyết định được (vô phúc trúng lúc phải quyết định vấn đề hệ trọng là chết). Nay đỡ hơn vì nhận ra vấn đề.
Chị có gặp nhiều vấn đề bức xúc như mọi người ở đây thường gặp không?
Cách đây một tháng thôi, tôi tưởng không thể nào chịu nổi cuộc sống ở đây. Đi đâu cũng gặp rác, tiếng ồn, giả dối, không giữ lời, bị hoạnh họe, ai nói câu gì cũng sợ. Tôi gặp chuyên gia Nguyễn Việt Nữ, chị ấy nói một câu tôi đã biết nhưng quên đi, khiến tôi giật mình: “Nếu mới về nước mà bực mình thì đúng. Ở bốn năm vẫn bực mình là em dở, không thích nghi. Lúc nào cũng cho mình là đúng, đứng bên trên, áp đặt vào người ta”.
Nhưng bực vì thói xả rác chẳng hạn, thì có gì sai, ai chẳng bực?
Vấn đề là, ta đã nghe, Chúa cho con người sức mạnh để chấp nhận những gì không thay đổi được, cho lòng can đảm để thay đổi những gì thay đổi được, và cho trí thông minh để hiểu được sự khác biệt. Vì thế tôi nghĩ chấp nhận vui vẻ, đừng ngồi chịu đựng, tự giết mình.
Chị nghiên cứu về dạy trẻ, có để ý sự khác biệt, trẻ con Tây đến nơi công cộng thì rất trật tự, còn trẻ con ta thì la hét, chạy nhảy rất ồn ào?
Những quy tắc ứng xử, chính cha mẹ cũng không biết thì lấy đâu ra để dạy con. Đứa trẻ được giáo dục biết ứng xử nơi công cộng, nơi sang trọng, nơi bần cùng nghèo hèn, biết chỗ nào được chạy, la hét, lúc nào làm gì. Không như con thú hoang.
Chị có thể vẽ ra chân dung một đứa trẻ ngày nay?
Toàn thế giới, hình ảnh đứa trẻ ở thành thị, là ghiền net, đồ điện tử, thèm khát gần gũi với con người, nhất là cha mẹ. Cha mẹ cũng thèm khát, nhưng không tìm cách tiến tới gần nhau. Đứa trẻ béo phì, luôn thèm ăn, thực sự là đói dinh dưỡng, nhưng chỉ ăn những thứ không dinh dưỡng nên tiếp tục béo phì.
Nhưng thời đại cũng tìm ra bao nhiêu thứ sản phẩm dinh dưỡng ngày càng tốt hơn mà. Thời nay có thiếu cái gì?
Do cha mẹ không có thời gian nên không thực sự ưu tiên cho con là số 1. Bên cạnh đó khoa học về quản lý, marketing, quảng cáo cho đồ ăn nhanh fastfood quá hiệu quả.
Thế còn hình ảnh bậc cha mẹ thời hiện đại?
Bệnh thời đại của cha mẹ thành thị là không bao giờ có thời gian cho mình và gia đình. Luôn thèm có thân hình đẹp và con ngoan. Luôn căng thẳng và thiếu tiền.
Vậy “đơn thuốc” cho những căn bệnh thời đại này là gì?
Đơn thuốc duy nhất: Thèm cái gì thì bỏ thời gian công sức sẽ có thôi. Cha mẹ thì dành thời gian chăm sóc mình và con cái. Tập thể thao, ăn đồ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, có bạn bè, đọc sách. Lại có câu của người Mỹ: What you focus will expand được hiểu là có tập trung thì mới làm được việc.
Xin cảm ơn chị.
(DNSG)

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Bộ Tài chính: Đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS/VCIS) là nhiệm vụ then chốt

Ngày 7-11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tiếp ông Mitsutaka Inagaki- tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nhật Bản. Bộ trưởng Vương Đình Huệ nhiệt liệt chúc mừng ông Mitsutaka Inagaki trên cương vị mới cũng như bày tỏ tin tưởng, ông Mitsutaka Inagaki sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với bề dày kinh nghiệm góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Hai bên cũng chia sẻ một số nội dung về dự án VNACCS/VCIS. 

Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng Hải quan một cửa là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ Tài chính trong giai đoạn này; Sự giúp đỡ của Hải quan Nhật Bản là hết sức quý báu và đúng lúc thông qua các hình thức như: vốn viện trợ, bằng kinh nghiệm và bằng các chương trình thực tế; Trước thực tế là triển khai các dự án công nghệ thông tin luôn khó khăn và có độ rủi ro nhất định nhưng   VNACCS vẫn đang được triển khai đảm bảo tiến độ. Sự thành công của dự án này có ý nghĩa quan trọng, theo đó sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản cũng như các nước khác trong khu vực. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cam kết, Bộ Tài chính Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để cung cấp đủ kinh phí đối ứng và nguồn nhân lực để hai bên thực hiện thành công dự án này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nhật Bản, ông Mitsutaka Inagaki cam kết, Hải quan Nhật Bản đã, đang và sẽ luôn sát cánh với Hải quan Việt Nam triển khai hiệu quả các giai đoạn,  nhiệm vụ của dự án. Với tầm quan trọng đặc biệt của dự án, Tổng cục trưởng nhấn mạnh,  dự án này không chỉ nằm trong phạm vi hợp tác giữa hai ngành Hải quan, hai ngành Tài chính mà còn là minh chứng cho tình đoàn kết, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia.

*** Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có buổi làm việc với Tổng cục trưởng Mitsutaka Inagaki và đoàn công tác. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đánh giá, thời gian qua, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA không hoàn lại hàng đầu cho Bộ Tài chính. Những dự án do Nhật Bản tài trợ cho lĩnh vực thuế và hải quan đã được phía Việt Nam triển khai nghiêm túc, hiệu quả. Thời gian tới, Thứ trưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự trợ giúp quý báu của Nhật Bản. Bộ Tài chính đảm bảo sẽ làm tốt công tác điều phối các nguồn tài trợ một cách hiệu quả nhất.

Hai bên cùng thảo luận, trao đổi về quan hệ hợp tác song phương giữa Hải quan hai nước. Trong đó, Thứ trưởng nhấn mạnh mong muốn, Hải quan Nhật Bản ủng hộ Bộ Tài chính thực hiện thành công Chiến lược phát triển tài chính đến 2020, đặc biệt tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ Hải quan Việt Nam thực hiện thành công dự án VNACCS/VCIS thông qua việc cử chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ triển khai các hạng mục thuộc trách nhiệm của Việt Nam như: tài liệu hóa quy trình thủ tục vận hành, tổ chức đào tạo/tập huấn người sử dụng, chuyển đổi dữ liệu…

*** Cũng trong khuôn khổ chuơng trình làm việc, sáng ngày 7/11, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc đã có buổi tiếp xã giao ông Mitsutaka Inagaki, Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản. Tổng cục trưởng Hải quan hai nước đã dành thời gian trao đổi, chia sẻ về công tác thu ngân sách của hải quan năm nay, những khó khăn gặp phải trong việc hoàn thành chỉ tiêu Ngân sách Nhà nước giao…
T
hay mặt Hải quan Việt Nam, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc nhiệt liệt chào mừng ông Mitsutaka Inagaki, Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản sang thăm và làm việc với Hải quan Việt Nam. Tổng cục trưởng đánh giá cao sự giúp đỡ hết sức thiết thực và hiệu quả của Hải quan Nhật Bản trong thời gian qua, đặc biệt là sự nỗ lực của Hải quan Việt Nam và Hải quan Nhật Bản trong việc triển khai dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án VNACCS/VCIS) từ tháng 9/2011. Trải qua hơn một năm thực hiện, cán bộ Hải quan Nhật Bản đã cùng kề vai, sát cánh với cán bộ Hải quan Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực làm việc không ngừng để hoàn thành đúng tiến độ của dự án. Để hoàn thành những công việc tiếp theo của dự án, Tổng cục trưởng cũng đề nghị ông Mitsutaka Inagaki, Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản tiếp tục quan tâm và dành sự ưu tiên cao nhất cho dự án này.
Ông Mitsutaka Inagaki, Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản cám ơn sự chào đón nồng nhiệt của Hải quan Việt Nam. Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản cũng khẳng định Dự án VNACCS/VCIS là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Hải quan Việt Nam mà cả phía Hải quan Nhật Bản. Đây là dự án được sự ủng hộ, quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo cấp cao hai nước từ Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài chính. Hải quan Nhật Bản đã cử rất nhiều chuyên gia sang Việt Nam triển khai dự án. Ông cũng hy vọng dự án sẽ được triển khai thành công, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển tiềm năng kinh tế của đất nước đặc biệt trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu hiện nay. 

Tại phiên họp toàn thể Ban triển khai dự án VNACCS/VCIS Việt Nam - Nhật Bản, Tổng cục trưởng Hải quan hai nước đã nghe báo cáo đánh giá kết quả đạt được của dự án trong thời gian vừa qua. Dự án đã hoàn thành thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết của hệ thống VNACCS, chuẩn bị hoàn thành thiết kế chi tiết của hệ thống VCIS và cơ chế một cửa quốc gia. Mặc dù có một số khó khăn khách quan nhưng các hạng mục quan trọng, cần thiết khác cũng cơ bản hoàn thành đúng tiến độ của dự án. Trong thời gian tới, phía Hải quan Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình cải cách hiện đại hóa phục vụ cho triển khai dự án như: sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan, Luật Quản lý Thuế; rà soát, cải cách quy trình thủ tục hải quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN; nâng cấp đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin; đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

Cũng tại phiên họp, phía Hải quan Việt Nam cũng đề nghị Hải quan Nhật Bản tiếp tục quan tâm hỗ trợ đào tạo cán bộ của Hải quan Việt Nam để đảm bảo vận hành và sử dụng tốt, có thể làm chủ hoàn toàn hệ thống VNACCS/VCIS sau khi hệ thống này được chuyển giao (Nguồn: TCHQ)


(Theo TH - Website Bộ Tài Chính. Nguồn bài viết tại: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177014&item_id=76567793&p_details=1)

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Tin tức: Sắp triển khai TTHQĐT trên phạm vi cả nước

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc vừa chỉ đạo việc triển khai Nghị định 87/2012/NĐ-CP (được Chính phủ ban hành ngày 23-10-2012) về thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) trong toàn Ngành.

Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ thành lập 2 tổ công tác (Tổ hỗ trợ kĩ thuật và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ) để đảm bảo việc triển khai thông suốt TTHQĐT trên địa bàn cả nước từ 1-1-2013.
Tổng cục trưởng cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng, các cục hải quan địa phương chuẩn bị cơ sở hạ tầng CNTT để sẵn sàng triển khai tại tất cả các cục, chi cục; đẩy mạnh tuyên truyền về TTHQĐT để cộng đồng DN, người dân và các cơ quan chức năng nắm bắt được lộ trình thực hiện trong thời gian tới và thấy được bước phát triển mới của TTHQĐT… Tổng cục Hải quan cũng sẽ hợp tác với cơ quan an ninh (Bộ Công an) trong việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hệ thống CNTT phục vụ TTHQĐT…
Trong quá trình thí điểm và mở rộng thí điểm TTHQĐT (theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg năm 2005 và 103/2009/QĐ-TTg năm 2009) cả nước có 21/34 cục hải quan địa phương triển khai.

(Theo HQOnline)

Tin tức: Thúc đẩy thực hiện Dự án VNACCS

Chiều ngày 9-11, Đoàn công tác của Công ty NACCS (Nhật Bản) do ông Takuo Yoshimoto - Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện một số nhóm thực hiện Dự án VNACCS của Hải quan Việt Nam.

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty NACCS đã giới thiếu một số thông tin cơ bản về Công ty như: Cơ cấu tổ chức; tình hình tài chính; quá trình quản lí, vận hành Hệ thống; các dịch vụ do Công ty cung cấp qua Hệ thống NACCS.

Theo Công ty NACCS, Hệ thống thông quan tự động của Nhật Bản (NACCS) chính thức hoạt động từ tháng 8-1978. Đến nay, Hệ thống này đã giải quyết hầu hết các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Nhật Bản.

Để vận hành Hệ thống NACCS, từ năm 1977, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một tổ chức thực hiện trực thuộc Bộ Tài chính. Đến năm 2008, sau vài lần thay đổi mô hình, tổ chức này chính thức được chuyển thành Công ty cổ phần NACCS. Mặc dù là Công ty cổ phần nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn nắm 100% cổ phần tại Công ty này.
Đến tháng 7-2012, Công ty NACCS có 107 cán bộ, nhân viên (ở thời điểm thành lập năm 1977 Công ty có 25 người), doanh thu năm 2011 đạt 7,48 tỉ Yên.

Ngoài việc quản lí, vận hành Hệ thống, Công ty NACCS còn cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn. Đó là, giải đáp thắc mắc của người dân; cung cấp thông tin, tài liệu, tổ chức hội thảo, tập huấn về Hệ thống; khảo sát tại các tổ chức đang sử dụng dịch vụ để nắm bắt nhu cầu để có các giải pháp phục vụ hiệu quả nhất.

Theo đại diện Công ty NACCS, năm 2011, Công ty đã tiếp nhận và giải đáp thắc mắc cho hơn 91.000 lượt người thông quan điện thoại và tất cả các cuộc điện thoại gọi đến công ty để nêu vướng mắc đều được thực hiện miễn phí.

* Trước đó, cũng trong chiều 9-11, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái đã tiếp xã giao Đoàn làm việc của Công ty NACCS (Nhật Bản).
Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao việc Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Takuo Yoshimoto và Đoàn công tác Công ty NACCS - một thành viên tham gia thực hiện Dự án Hệ thống thông quan tự động Việt Nam (VNACCS) bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, đến thăm và làm việc với Hải quan Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái nhấn mạnh, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan và một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là tập trung chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận và vận hành Hệ thống thông quan tự động của Nhật Bản (khi ứng dụng tại Việt Nam được gọi là VNACCS).

Với vai trò là Công ty đang thực hiện việc quản lí, vận hành Hệ thống thông quan tự động của Nhật Bản, đồng thời là một thành viên quan trọng trong thực hiện Dự án VNACCS, Phó Tổng cục trưởng mong muốn Công ty NACCS sẽ thực hiện tốt vai trò giám sát và cùng Hải quan Việt Nam thúc đẩy thực hiện Dự án đúng tiến độ.

Ngoài ra, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái cũng đề nghị Công ty NACCS hỗ trợ một cách tích cực, hiệu quả để Hải quan Việt Nam tiếp nhận và thực hiện thành công Hệ thống thông quan tự động này.

Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Takuo Yoshimoto đã cảm ơn sự đón tiếp trang trọng mà lãnh đạo Tổng cục Hải quan dành cho Đoàn.

Ông Takuo Yoshimoto cho biết, những nội dung mà Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái đề cập cũng chính là những nội dung quan trọng để thực hiện thành công Dự án VNACCS.
Với vai trò là thành viên thực hiện Dự án lãnh đạo Công ty NACCS xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc làm thế nào để chuyển giao và vận hành thành công Hệ thông quan tự động ở Việt Nam luôn được ban lãnh đạo Công ty hết sức coi trọng và dành nhiều thời gian để thảo luận, nghiên cứu tìm giải pháp thực hiện.

Để thực hiện thành công VNACCS Công ty sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan Nhật Bản trong hỗ trợ Hải quan Việt Nam.
Ông Takuo Yoshimoto hy vọng việc thực hiện thành công Dự án VNACCS sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái khẳng định, lãnh đạo Tổng cục Hải quan sẽ hợp tác và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể đối với Công ty NACCS và các đối tác Nhật Bản trong quá trình thực hiện Dự án VNACCS.

(Theo HQOnline)

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Cụ ông 93 tuổi mài dao kiếm sống

60 năm làm nghề mài dao kéo, nay lưng còng, mắt mờ đục, có người khuyên bỏ nghề đi ăn xin cho đỡ vất vả, cụ Chanh gắt: "Trời cho sống ngày nào tôi còn làm việc, quyết không xin ai cả. Già càng phải giữ cái nết".

 

4h sáng, cụ Vũ Văn Chanh ở làng Xa Vệ, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thức dậy gói hành lý bắt đầu một ngày mưu sinh. Trời vào đông nhưng cụ chỉ phong phanh manh áo mỏng bạc phếch và cứ thế gánh đồ nghề đi khắp thành phố Thanh Hóa, vừa đi vừa rao "ai mài dao kéo đi". Gặp khách, cụ chậm rãi giở hòn đá mài, cái chậu đựng nước và còng lưng rạp đất miệt mài mài dao.
Kết thúc một ngày làm việc, cụ lại lê bước chân tập tễnh về góc vỉa hè. Đôi bàn tay đầy gân guốc run run dở gói cơm nguội, nắm muối vừng, vài con cá khô. Ăn xong bữa tối, xếp gọn hành lý, cụ chậm rãi kể về cuộc đời nhiều cơ cực.
Sinh ra trong gia đình đông anh em ở vùng quê nghèo xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, gần 30 tuổi cụ Chanh mới lấy được vợ. "Hồi đó nhà tôi nghèo gần như nhất làng Xa Vệ. Bố mẹ dạm hỏi năm bảy mối nhưng không ai nhận lời vì chê cảnh nhà nghèo rớt mồng tơi", cụ kể.
Thương người đàn ông nghèo chịu khó, một phụ nữ quá lứa lỡ thì chấp nhận về làm vợ. Ngày cưới, nhà trai chỉ có rổ khoai lang đào ngoài đồng về luộc mời anh em họ hàng. Nghèo đói nhưng ngày ấy cụ Chanh thấy hạnh phúc vì có vợ có chồng. Hơn chục năm sau ngày cưới, vợ cụ ra đi vì bệnh hiểm nghèo, bỏ lại 4 người con. Ít năm sau, hai người con cũng mất, cụ đành sống cảnh gà trống nuôi con.
Đồ nghề của cụ Chanh chỉ có chậu nước và viên đá mài. Ảnh: Lê Hoàng.
Giọng nói chậm rãi song còn khá minh mẫn, cụ kể về cái duyên đến với nghiệp dao kéo. Tình cờ cụ xin được viên đá mài của người bạn về mài dao cho gia đình. Hồi đó, đá mài không sẵn nên hàng xóm đến nhờ cụ mài dao giúp. Thấy cụ mài khéo nên hễ dao cùn dân làng lại mang đến nhờ làm mới. Nhờ mãi cũng ngại nên nhiều người tìm cách trả công. Ở quê không sẵn tiền nên dân làng thường trả cho cụ vài bắp ngô, nải chuối hay bơ gạo.
Những ngày nông nhàn, cụ Chanh tranh thủ cuốc bộ đi mài dao cho bà con quanh vùng. Đi mãi thành quen, cụ mở rộng địa bàn lên thành phố rồi "biên chế" luôn ở đó cho đến bây giờ. Tiền kiếm được cụ dành dụm nuôi con, cháu. Giá mài dao từ 5.000 đến 10.000 đồng tùy theo loại lớn nhỏ, mài kéo rẻ hơn, 3.000-6.000 đồng. Mấy năm nay giá cả tăng nhưng cụ Chanh không tăng giá mài dao để giữ khách.
Trung bình mỗi ngày cụ kiếm được 30.000-50.000 đồng. Có ngày gặp khách, cụ kiếm cả trăm nghìn nhưng không ít hôm đi suốt từ sáng tới khuya mà không ai thuê. Lao động vất vả nhưng cụ Chanh ăn uống rất hà tiện. Mỗi ngày cụ chỉ ăn hai bữa trưa và tối. Mỗi bữa khẩu phần chỉ có vài lát đậu phụ, đĩa rau luộc.
Cụ Chanh kể, thời trai trẻ có ngày cụ đi bộ vài chục cây số. Từ Rừng Thông đến cầu Trầu (huyện Đông Sơn), qua chợ Voi rồi vòng về thành phố, xuống Quảng Xương... chỗ nào cụ cũng đều đặt chân. Mấy năm nay, mắt mờ chân chậm, mỗi ngày cụ chỉ đi được 7-8 km trong nội thành. "Vì đi bộ quanh năm nên gân cốt còn khá chắc chắn, chẳng mấy khi đau ốm", cụ Chanh tự hào khoe.
Cụ bảo ngày xưa nhà nghèo không có tiền tậu xe đạp nên cụ không tập xe. Sau này con cháu sắm được chiếc xe cà tàng nhưng luống tuổi rồi, cụ không tập được nữa nên đành đi bộ miết. Trước chưa có xe buýt, cụ Chanh đi bộ cả mấy chục cây lên thành phố đi làm. Giờ có xe chạy ngang qua quốc lộ gần nhà nên hàng sáng cụ nhờ người đèo ra bến rồi bắt chuyến sớm nhất ngược vào thành phố.
Đi xe buýt nhiều cũng tốn, xin bớt tiền nhưng nhà xe chẳng cho nên cụ Chanh chọn giải pháp ngủ lại thành phố để tiết kiệm. Cứ hai ngày đi làm cụ mới về quê một lần bằng xe buýt, một ngày ngủ lại thành phố. Nhiều hôm mưa gió rét buốt, muốn thuê phòng trọ bình dân nhưng thấy cụ quá già, sợ cụ chết lại mang vạ nên chẳng chủ nhà nào đồng ý.
"Có đêm tôi đi gõ cửa cả chục căn nhà trọ nhưng nhìn bộ dạng lem luốc như người hành khất nên ai cũng lắc đầu rồi đóng sầm cửa lại. Có nhà lịch sự hơn thì hét giá thật cao để mình không thuê được mà bỏ đi. Tôi đành lếch thếch về lại vỉa hè, đêm ấy coi như thức trắng", cụ ông nghẹn ngào.
93 tuổi, cụ Chanh vẫn phải mưu sinh, nhiều hôm phải ngủ tại vỉa hè. Ảnh: Lê Hoàng.
Để tiện cho việc ăn ngủ vỉa hè, trong túi hành lý của cụ Chanh luôn có sẵn chiếc màn và tấm chăn mỏng. Thấy cụ già lọm khọm, nhiều người khuyên bỏ nghề mài dao đi ăn xin cho đỡ vất vả. Nghe ai nói vậy, cụ lại "xẵng giọng giảng cho một bài". "Tôi vốn là nông dân xịn, phải lao động. Còn sức tôi còn đi làm. Trời cho sống ngày nào, tôi còn làm việc, quyết không xin ai cả. Già càng phải giữ cái nết", cụ Chanh khảng khái.
Tính tình thật thà nên cụ Chanh được nhiều người quý mến. Giờ có công nghệ mài dao kéo bằng máy nhưng nhiều thợ may, thợ cắt tóc chỉ chọn "ông Chanh dao kéo" vì cụ mài cẩn thận nên dao kéo giữ được độ bền đẹp. Mỗi ngày cụ chọn một vài tuyến phố để đi, hết một vòng lại quay trở lại. Cứ thế cụ Chanh nhiều lúc làm không hết việc.
Hiện tại hai con cụ đều đã có con, cháu. Người con trai lấy vợ xa quê, gia cảnh khó khăn nên chẳng đỡ đần gì được bố. Cô con gái lấy chồng ở quê cũng không khấm khá hơn. Mơ ước lớn nhất trong đời cụ Chanh là có căn nhà vững chãi để đỡ mưa gió. Mấy chục năm qua, cụ ở tạm gian chuồng lợn cũ cùng con gái và đứa cháu nhỏ. "Cuối đời rồi, chẳng dám mơ ước giàu sang, chỉ mong dành dụm chút tiền sửa lại túp lều cho đỡ mưa dột", cụ Chanh nói.
Ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trung cho biết, hoàn cảnh cụ Chanh rất thương tâm. Con cháu đều rất khó khăn nên đã gần trăm tuổi, lưng còng sát đất mà cụ vẫn phải đi mài dao mưu sinh. Hiện cụ Chanh được nhà nước hỗ trợ 180.000 đồng một tháng theo chính sách dành cho người cao tuổi.
"Cả đời cụ không biết đến căn nhà cố định. Địa phương đã lập danh sách hỗ trợ cụ làm nhà, nhưng năm 2011 chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà lại bị tạm dừng nên chưa giải quyết được. Chúng tôi đang lên kế hoạch, sắp tới sẽ dành một phần ngân sách và kêu gọi nhân dân, các nhà hảo tâm chung tay xây nhà cho cụ", ông Tuấn nói.

 (vnexpress)

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Hải quan điện tử dưới góc nhìn của người trong cuộc.

Dưới góc nhìn của những CBCC có nhiều năm gắn bó với TTHQĐT thì sự thay đổi vừa qua quả là bước tiến rất dài. Bên lề Hội nghị góp ý vào dự thảo Thông tư mới về TTHQĐT tại Hà Nội ngày 11-5, một số cán bộ công chức (CBCC) mà chúng tôi có dịp trao đổi đã không giấu được niềm vui, sự lạc quan về kết quả vừa qua và mục tiêu sắp tới của phương thức hiện đại này.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (Hải Phòng) Đàm Minh Nghiệp là một trong những người tham gia việc xây dựng các văn bản liên quan đến TTHQĐT từ những ngày đầu tiên. 8 năm qua, anh Nghiệp vẫn luôn gắn bó với đơn vị đầu tiên thực hiện TTHQĐT tại Hải Phòng - Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (và đây cũng là 1 trong 2 chi cục thực hiện đầu tiên của cả nước từ năm 2005). Mỗi khi Tổng cục triệu tập CBCC để xây dựng hay đóng góp ý kiến vào các văn bản về TTHQĐT anh Nghiệp luôn là một trong những cán bộ được Hải quan Hải Phòng cử tham dự.

Theo anh Nghiệp, sự thay đổi đầu tiên phải kể đến chính là sự hoàn thiện về mặt chính sách. Rõ nét nhất là sự thay đổi trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ Quyết định 149 về thực hiện thí điểm đến Quyết định 103 cho mở rộng thí điểm và sắp tới Chính phủ ban hành riêng 1 Nghị định về TTHQĐT.

Sự thay đổi này đã tạo ra được một hệ thống chính sách rõ ràng, đầy đủ hơn để giải quyết thấu đáo các vướng mắc trong quá trình làm TTHQĐT. Chẳng hạn như với Thông tư 222/2009/TT-BTC năm 2009 của Bộ Tài chính đã có quy định và hướng dẫn rất cụ thể việc thực hiện TTHQĐT đối với 11 loại hình XNK cơ bản. Chính vì vậy, TTHQĐT đã thực sự đi vào đời sống. Như tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, đến nay 100% DN làm thủ tục đều thực hiện TTHQĐT và tỉ lệ tờ khai và kim ngạch cũng gần như tương ứng.
Anh Đàm Minh Nghiệp chia sẻ, trước đây CBCC phải đi vận động, tuyên truyền mà chưa hẳn DN đã tham gia vì ngại phải thay đổi, hay vì chưa thấy hiệu quả, tuy nhiên hiện nay các DN đều tự nguyện thực hiện.
Với đội ngũ CBCC của Chi cục, việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục qua phương thức điện tử cũng đã trở thành một việc làm thường xuyên, quen thuộc. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để tiếp cận với Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) sắp tới.

Cùng nhận định trên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) Lý Văn Đông cho rằng, những quy định về TTHQĐT ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện nên rất dễ dàng cho CBCC và DN nắm bắt, triển khai.
Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Dung Quất, từ số lượng 10 DN tham gia thí điểm vào tháng 12-2009, đến nay toàn bộ 60 DN làm thủ tục thường xuyên tại đơn vị đều đã thực hiện TTHQĐT. Tỉ lệ kim ngạch XNK, tờ khai tham gia thực hiện TTHQĐT của toàn Chi cục đạt xấp xỉ 100%.

Theo nhận định của các CBCC tại Hội nghị góp ý vào dự thảo Thông tư mới về TTHQĐT ngày 11-5, việc Chính phủ và Bộ Tài chính sớm ban hành Nghị định và Thông tư mới về TTHQĐT, sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho việc áp dụng phương thức này trên địa bàn cả nước. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và nâng cao hiệu quả quản lí của cơ quan Hải quan.

(Website HQ đồng tháp)

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Hải quan Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Hải quan Việt Nam triển khai dự án VNACCS

Ngày 5-10, tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn Hải quan Nhật Bản do ông Shinichi Goto, Phó Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản dẫn đầu nhân dịp đoàn sang thăm Việt Nam.

Tham dự buổi làm việc còn có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP.HCM.
Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi về quá trình triển khai thực hiện dự án VNACCS tại Việt Nam, cũng như bàn biện pháp triển khai dự án đúng tiến độ đề ra.
Ông Shinichi Goto, Phó Tổng cục trưởng Hải quan Nhật Bản cho biết, dự án VNACCS được triển khai ở Việt Nam từ tháng 4-2012, thời gian trong 2 năm.
Qua khảo sát và làm việc với phía Việt Nam, ông Shinichi Goto nhận xét cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản triển khai dự án rất nỗ lực và quyết liệt. Hiện nay đã hoàn tất giai đoạn I và đang triển khai thực hiện giai đoạn II của dự án.
Được biết, hiện nay nhiều đơn vị hải quan trong cả nước đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đây là tiền đề tốt giúp Hải quan Việt Nam triển khai dự án VNACCS.
Theo kế hoạch, đến tháng 3-2014 phải kết thúc dự án, chính vì thế phía Nhật Bản mong muốn Việt Nam cần triển khai quyết liệt các phần việc để hoàn thành lắp đặt máy móc tại trung tâm dữ liệu; đảm bảo đường truyền và tập huấn, đào tạo CBCC hải quan và DN để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Phía Hải quan Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ hết sức mình cho Hải quan Việt Nam trong việc triển khai dự án VNACCS.
Trao đổi với Đoàn Hải quan Nhật Bản về tiến độ triển khai dự án VNACCS tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Hải quan Việt Nam rất chủ động, tích cực trong việc triển khai dự án. Việc lắp đặt hệ thống máy móc đang được triển khai. Về đường truyền, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam không cho phép ngành Hải quan có đường truyền riêng để thực hiện dự án VNACCS. Bộ Tài chính đã chọn phương án đàm phán hợp đồng thuê đường truyền của 2 đơn vị cung cấp dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam và sẽ sử dụng song song hai đường truyền để có thể khắc phục được sự cố về đường truyền.
Về hệ thống pháp luật, ngay khi dự án bắt đầu được triển khai, dự thảo Nghị định về thủ tục hải quan điện tử cũng được triển khai lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp. Khi xây dựng Nghị định, Hải quan Việt Nam cũng đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia Nhật Bản. Nghị định thủ tục hải quan điện tử sẽ được Thủ tướng Chính phủ kí ban hành trong thời gian tới. Nghị định sẽ là cơ sở pháp lí quan trọng để Hải quan Việt Nam triển khai thủ tục hải quan điện tử cũng như việc triển khai dự án VNACCS trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, để triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một cửa quốc gia, Tổng cục Hải quan đã làm việc, đàm phán với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương nhằm thống nhất, tạo thuận lợi cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với các đơn vị này. Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi bổ sung cũng đang trong giai đoạn lấy ý kiến, thảo luận và sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013…
Để dự án VNACCS được triển khai thành công, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, công tác quan trọng nhất là đào tạo CBCC. Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang xây dựng kế hoạch đào tạo chuyển giao, sẽ được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2004.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, các bước của dự án VNACCS đang được triển khai quyết liệt, rất mong tiếp tục nhận được hỗ trợ của Hải quan Nhật Bản.
Trước đó, ngày 4-10, Đoàn Hải quan Nhật Bản đã có buổi khảo sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 thuộc Cục Hải quan TP.HCM. Đoàn đã ghi nhận và đánh giá cao công tác triển khai thủ tục hải quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa tại các cửa khẩu này, đây là tiền đề tốt để các đơn vị triển khai dự án VNACCS./.

(Theo HQOnline)

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com