Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Lập báo cáo quyết toán hàng gia công, sản xuất XK: Công việc cũ, cách làm mới

(HQ Online)- DN có thể thực hiện báo cáo quyết toán hàng gia công, SXXK một cách dễ dàng nếu như có cách làm đúng về quy định mới này, đó là nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Oanh- Phó Trưởng bộ môn Hải quan (Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính).

Với kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực hải quan, theo bà, vấn đề  DN đang gặp phải khi thực hiện quy định lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa XK trong năm tài chính theo Thông tư 38/2015/TT-BTC là gì?  

Việc lập báo cáo quyết toán dựa trên số liệu thể hiện thông qua sổ sách kế toán là một yêu cầu tất yếu của đối với các DN SXXK, gia công và DN chế xuất. Yêu cầu này không làm phát sinh thêm việc cho DN, bởi theo quy định của Luật Kế toán, tất cả nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi nhận và phản ánh trong sổ sách kế toán. Trong đó, DN vẫn đang phản ánh tình hình nhập nguyên liệu, xuất nguyên liệu cho sản xuất, thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu NK nhập kho, thành phẩm từ kho xuất ra nước ngoài trên hệ thống sổ kế toán và tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Chính vì vậy, Thông tư 38/2015/TT-BTC yêu cầu DN lập báo cáo quyết toán từ các số liệu trên sổ kế toán của DN gia công, SXXK là việc không mới.

Tuy nhiên, nhiều DN cảm thấy lúng túng là bởi trước đây đang có thói quen thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công khi hợp đồng gia công kết thúc, hoặc thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu sản xuất hàng XK. Số liệu thể hiện trên các hồ sơ thanh khoản của một số DN chưa phù hợp với số liệu trên sổ kế toán. Đặc biệt đối với các DN thuê đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện công việc thanh khoản, những vướng mắc này là phổ biến. Khi phải thực hiện lập báo cáo quyết toán theo năm tài chính nhiều DN đang e ngại không muốn làm vì sợ phải đối mặt với sự chênh lệch này do số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán chính là dựa trên cơ sở số liệu của kế toán DN.

Những DN có hệ thống quản trị nội bộ tốt và hiểu đúng bản chất của việc lập báo cáo quyết toán đã sớm nhìn nhận được những thuận lợi trong quá trình lập báo cáo quyết toán theo quy định của Thông tư 38/2015/TT-BTC đã đưa ra. Một bài toán chi phí rất đơn giản: Nếu DN trong năm thực hiện xong 100 hợp đồng gia công, theo quy định cũ, DN phải lập hồ sơ thanh khoản cho 100 hợp đồng này, những công việc này đã làm tăng chi phí cho DN như: Chi phí nhân lực, giấy tờ, chi phí cơ hội… Còn theo quy định tại Thông tư 38, một năm DN chỉ phải làm báo cáo quyết toán một lần và số liệu này là số liệu đã có trong hệ thống sổ sách kế toán, không đòi hỏi công việc nhiều hơn cho DN. Như vậy, rõ ràng với cách làm mới, DN có lợi về mặt kinh tế.

Đâu là nguyên nhân xảy ra tình trạng một số DN chưa lập được báo cáo hoặc lập báo cáo không đúng quy định, thưa bà?

Nguyên nhân của tình trạng một số DN chưa lập được báo cáo hoặc lập báo cáo không đúng quy định là do người đứng đầu DN chưa giao đúng việc, đúng trách nhiệm lập báo cáo quyết toán cho cán bộ.
Nhiều lãnh đạo DN vẫn đang quen giao trách nhiệm này là của bộ phận XNK, nhưng thực tế số liệu đưa vào báo cáo quyết toán là số liệu của bộ phận kế toán, bộ phận XNK chỉ có một phần nhỏ số liệu để kiểm tra và đối chiếu. Đối với hàng gia công thì bộ phận XNK chỉ có số liệu về số lượng nguyên liệu nhập, số lượng thành phẩm xuất còn không có số lượng nguyên liệu xuất cho sản xuất và số lượng thành phẩm nhập kho. Như vậy bộ phận XNK không có số liệu nên không thể làm được báo cáo. Với loại hình SXXK, bộ phận XNK chỉ có số lượng nguyên liệu NK, số lượng thành phẩm xuất, nhưng báo cáo quyết toán yêu cầu báo cáo theo chỉ tiêu giá trị mà những chỉ tiêu giá trị được ghi nhận trên sổ sách kế toán, nếu giao cho XNK làm thì bộ phận này cũng không có cơ sở để làm.

Một vấn đề nữa trong Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng có nêu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và lưu giữ sổ chi tiết nguyên vật liệu, lập sổ chi tiết thành phẩm và phải xuất trình khi cơ quan Hải quan có yêu cầu. Những thông tin thể hiện trong mẫu báo cáo 15/BCQT-GSQL lấy từ sổ kế toán mà nguồn gốc lập ra sổ kế toán là chứng từ kế toán, vậy trách nhiệm giải trình phải là bộ phận kế toán chứ không phải bộ phận XNK. Chính vì vậy, bản chất của vấn đề là giám đốc phải giao đúng việc lập báo cáo quyết toán cho bộ phận kế toán. Khi đó, bộ phận kế toán phải chủ động theo dõi các số liệu để đáp ứng các tiêu chí báo cáo như phải lấy số liệu để tìm ra đúng số lượng liên quan đến nguyên liệu nhập SXXK, số lượng thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu NK bằng cách thiết lập hệ thống mã nguyên liệu và mã thành phẩm theo đúng loại hình SXXK, gia công, từ đó sẽ giúp cho việc kết xuất số liệu đưa vào báo cáo quyết toán một cách nhanh chóng và chính xác.

Theo bà, giải pháp cho những  DN còn thấy lúng túng với việc lập báo cáo quyết toán là gì?

Việc lập báo cáo quyết toán không khó chỉ có điều DN chưa nhìn nhận đúng để giao đúng việc. Khi DN thực hiện đúng quy trình, xuất-nhập đến đâu phản ánh đến đấy và có đủ giấy tờ để chứng minh thì khi cơ quan quản lý có kiểm tra sẽ có đủ cơ sở để giải trình. Bộ phận kế toán phải phản ảnh vào hệ thống sổ sách kế toán đối với những phát sinh liên quan đến nguyên liệu nhập SXXK, nguyên liệu nhận từ bên đặt gia công, thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu NK… phát sinh đến đâu cập nhật đến đấy. Trong quá trình theo dõi, cập nhật số liệu, DN cần tách riêng mã nguyên liệu, và tách thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu NK khỏi những thành phẩm được sản xuất từ nội địa, nếu vậy mới lập được báo cáo quyết toán.
Đặc biệt là DN phải quy định trách nhiệm lập báo cáo quyết toán là của bộ phận kế toán của DN. Khi lập Báo cáo quyết toán các bộ phận liên quan như Bộ phận XNK và Bộ phận kho có trách nhiệm cùng kiểm tra đối chiếu số liệu với số liệu của bộ phận kế toán khi có yêu cầu.
Xin cảm ơn bà!
 
(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Đồng Nai

(HQ Online)- Ngày 11-4, Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) sẽ được thực hiện tại địa bàn tỉnh Đồng Nai theo thông tin từ Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và NSW.
Khu vực cảng Hải Phòng- địa bàn thực hiện NSW đầu tiên trên cả nước. Ảnh: T.Bình. 
 
NSW tại Đồng Nai được thực hiện với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia giải quyết thủ tục gồm: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Bộ Quốc phòng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Y tế.

Đối tượng doanh nghiệp thực hiện là hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận.

Việc thực hiện NSW tại Đồng Nai nằm trong kế hoạch mở rộng thực hiện NSW tại cảng biển của Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và NSW.

Với việc thực hiện thêm tại Đồng Nai, sẽ nâng số địa bàn thực hiện NSW đối với cảng biển quốc tế lên con số 9.

Các địa bàn thực hiện trước đó gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngoài ra, Cơ chế một cửa quốc gia cũng được thực hiện tại 25 cảng vụ hàng hải để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa trong nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Liên đến mở rộng NSW tại cảng biển, theo kế hoạch, ngoài Đồng Nai còn có thêm địa bàn Cần Thơ. Tuy nhiên, việc thực hiện ở thủ phủ của khu vực Đồng bằng song Cửu Long sẽ lùi lại.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải quan, lý do của việc phải lùi lại thời điểm thực hiện tại Cần Thơ vì địa bàn này sẽ có một đơn vị mới tham gia là Bộ Công an thay cho Bộ Quốc phòng như 9 đơn vị trên.

Do vậy, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và NSW cần có thêm thời gian để thảo luận với Bộ Công an trong thực hiện kết nối hệ thống CNTT và các vấn đề liên quan.
 
(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Không thu lệ phí hải quan hàng chuyển phát nhanh giá trị thấp

(HQ Online)- Nhằm tạo thuận lợi cho DN và cơ quan Hải quan khi thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh theo Thông tư mới, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn một số nội dung về kiểm tra trị giá hải quan của tờ khai giá trị thấp, về sử dụng mã tạm…
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N.Linh 
 
Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan sẽ không thu lệ phí hải quan đối với hàng hóa XK, NK có trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi thực hiện Thông tư 191/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Về việc kiểm tra trị giá hải quan của tờ khai trị giá thấp, Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định trị giá miễn thuế đối với hàng hóa XK, NK là trị giá khai báo của DN chuyển phát nhanh và DN chịu trách nhiệm tự chịu trách nhiệm về giá khai báo.

Công chức hải quan chỉ kiểm tra trị giá đối với hàng hóa XK, NK trị giá thấp khi có đủ căn cứ xác định việc khai báo trị giá không phù hợp. DN chuyển phát nhanh khi khai báo hàng hóa XK, NK trị giá thấp phải khai cụ thể tên hàng để làm căn cứ xác định trị giá.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có mã số thuế hoặc trong thời gian chờ được cấp mã số thuế, người khai hải quan được phép sử dụng mã tạm “9999999999-998” để khai báo hải quan trên hệ thống.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế theo Thông tư 191/2015/TT-BTC được thực hiện từ tháng 4. Tổng cục Hải quan đã yêu cầu, cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng lộ trình thực hiện trên cơ sở kết nối phần mềm của các DN chuyển phát nhanh với cơ quan Hải quan.
 
 (nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thành lập Cục Hải quan Hà Nam Ninh

(HQ Online)- Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Cục Hải quan Hà Nam Ninh trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Công chức Hải quan Ninh Bình hướng dẫn DN mở tờ khai. Ảnh: H.Nụ 
 
Nhiệm vụ của Cục Hải quan Hà Nam Ninh là để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn các tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.

Cục Hải quan Hà Nam Ninh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo quyết định của Thủ tướng, trụ sở làm việc của Cục Hải quan Hà Nam Ninh đặt tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập Cục Hải quan Hà Nam Ninh.

(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com