Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Ngày 25-1, giám sát container bằng seal định vị


(HQ Online)- Từ ngày 25-1-2016, tại các đơn vị Hải quan Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ đồng loạt triển khai hoạt động hệ thống giám sát container bằng seal định vị GPS.
Việc giám sát bằng seal định vị GPS sẽ được thí điểm 1 năm. Ảnh: T.Bình. 
Theo kế hoạch, Cục Hải quan Hải Phòng lựa chọn 2 container cần gắn seal định vị GPS theo các tuyến đi Hà Nội và Quảng Ninh, đồng thời thông báo cho Phòng giám sát hải quan trực tuyến (Tổng cục Hải quan), Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Quảng Ninh để theo dõi thông tin trên Hệ thống khi container vận chuyển trên đường và phối hợp khi nhận được thông tin từ Cục Hải quan Hải Phòng.

Đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, để đảm bảo hoạt động của hệ thống seal định vị GPS, các đơn vị liên quan đã được phân công rõ nhiệm vụ. Các Cục Hải quan: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh tổ chức vận hành, trực hệ thống tại Cục, chi cục để thông suốt thông tin. Bố trí các đầu mối thực hiện nhiệm vụ để liên lạc, phối hợp khi có yêu cầu xác minh.

Container gắn seal định vị GPS sẽ do Ban quản lý rủi ro hướng dẫn các đơn vị lựa chọn. Việc quyết định các container hàng cần gắn seal định vị GPS trong quá trình vận chuyển theo lựa chọn của Hệ thống quản lý rủi ro. Sau khi người khai hải quan mở tờ khai hải quan/tờ khai vận chuyển, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi cũng có thể quyết định lựa chọn container gắn seal định vị GPS căn cứ khai báo tờ khai vận chuyển của người khai hải quan và các thông tin có trước về lô hàng.

Việc thực hiện giám sát các container được xác định có độ rủi ro bằng seal định vị là một mô hình quản lý mới, sẽ giúp cơ quan Hải quan kiểm soát chặt quá trình vận chuyển hàng hóa, kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro để xử lý.
(nguồn: baohaiquan.vn )


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Sẽ có hệ thống quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất

(HQ Online)- Trước những thay đổi cơ bản trong cách thức quản lý hải quan đối với hàng gia công, sản xuất XK, chế xuất, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng một hệ thống để hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công Hà Nội. 
 
Hiện Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đang xây dựng phương án quản lý đối với các loại hình trên. Theo đó, hệ thống này sẽ có các chức năng như thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm XK… 

Hệ thống tiếp nhận thông tin do DN gửi đến, nếu chấp nhận phản hồi cho DN số tiếp nhận, nếu không chấp nhận sẽ trả về lý do từ chối cho DN; đồng thời có các cảnh báo trường hợp thuộc đối tượng phải kiểm tra cơ sở sản xuất… các chức năng trên hệ thống đều phải có lịch sử ghi nhận quá trình xử lý của hải quan.
Bên cạnh đó, hệ thống sẽ có các chức năng để thực hiện báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư, thành phẩm sản xuất từ nguồn NK đối với loại hình gia công, sản xuất XK, chế xuất và có các chức năng để cảnh báo như: Quá hạn nộp báo cáo; DN có độ rủi ro cao.

Thông tin DN hàng gia công, sản xuất XK, chế xuất cũng được đưa lên hệ thống để cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ của DN hàng gia công, sản xuất XK, chế xuất trong hoạt động XNK
 
(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Cẩn trọng với kỳ báo cáo quyết toán hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

(HQ Online)- Năm 2015 kết thúc, cũng là thời điểm hầu hết DN phải nộp báo cáo quyết toán. Với những thay đổi lớn và căn bản trong  quản lý hải quan đối với các loại hình gia công, sản xuất XK, việc thanh khoản đối với loại hình này đòi hỏi cơ quan Hải quan và DN phải rất cẩn trọng.
DN và cơ quan Hải quan sẽ phải cẩn trọng với kỳ thanh khoản hàng gia công, sản xuất XK năm 2015. Ảnh: N.LINH. 
 
DN đơn giản


Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, quản lý hải quan đối với hàng gia công, sản xuất XK thay đổi cơ bản về cách thức thanh khoản. Tháng 3-2016 là thời hạn cuối cùng DN nộp báo cáo tài chính năm. Chính vì vậy, giữa việc thanh khoản trên hệ thống, hợp đồng, tờ khai và việc đọc được báo cáo tài chính, đọc được chứng từ quản lý của DN đối chiếu với hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan không phải là vấn đề đơn giản.

Kể từ ngày 1-4-2015, thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, công tác quản lý của cơ quan Hải quan đối với loại hình nhập sản xuất XK và gia công với thương nhân nước ngoài có những thay đổi lớn và căn bản. So với Thông tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 13/2014/TT-BTC thì nhiều quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC đã thay đổi theo hướng đơn giản tối đa, phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, trong đó phải kể đến thủ tục quản lý, thanh khoản đối với hàng nhập sản xuất hàng XK và gia công với thương nhân nước ngoài.

Nếu như trước đây, khi làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công và nhập sản xuất XK, người khai hải quan phải thực hiện nhiều thủ tục, với nhiều loại giấy tờ, chứng từ thì nay đã cắt giảm đáng kể các khâu thủ tục, nhằm tạo thuận lợi, thông thoáng, giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, đi lại… cho DN. Cụ thể, quy định mới đã bỏ thủ tục thông báo và tiếp nhận hợp đồng gia công; bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận định mức gia công, sản xuất XK; định mức thực tế sử dụng nguyên vật liệu được lưu tại DN và chỉ xuất trình khi có thanh tra, kiểm tra. Bỏ thủ tục thông báo mã nguyên liệu vật tư NK và mã sản phẩm XK. Bỏ quy định hạn chế quyền của DN (hạn chế số lần) trong việc chuyển nguyên vật liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác. Hiện nay DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, DN chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN.

Như vậy, quy định về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất XK đã có những thay đổi căn bản về phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Theo đó, việc theo dõi, quản lý không thực hiện trên cơ sở từng tờ khai, từng hợp đồng gia công như trước đây và thực hiện trên cơ sở lượng hàng hóa nhập- xuất- tồn; đồng thời quy định rõ đây là đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi NK, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đến khi sản phẩm được XK hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, việc sử dụng nguyên vật liệu NK, quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu NK của DN.

Hải quan cẩn trọng
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công (Cục Hải quan Hà Nội) làm thủ tục cho hơn 1.400 DN. Vào thời điểm này, đơn vị đang chuẩn bị các các bước để thực hiện thanh khoản các hợp đồng gia công, sản xuất XK. Theo Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công Hà Nội, sự thay đổi về phương thức quản lý đối với loại hình gia công và sản xuất XK đã tạo rất nhiều thuận lợi cho DN, nhưng cũng phát sinh những khó khăn thách thức cho cơ quan Hải quan. Hiện nay, cơ quan Hải quan chưa có hệ thống thông tin nào để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu tồn kho và sản phẩm đã XK, sản phẩm tồn… làm cơ sở để đối chiếu với Báo cáo quyết toán theo năm tài chính của DN. Trước đây, việc theo dõi và quản lý được thực hiện thông qua việc DN đăng ký với cơ quan Hải quan hợp đồng, định mức, danh mục nguyên vật liệu, sản phẩm XK, máy móc thiết bị… Việc thanh khoản có phần mềm hỗ trợ, các biểu mẫu rõ ràng, nên cả DN và công chức hải quan có thể kiểm tra số liệu nhanh, độ chính xác tin cậy, mất ít thời gian thực hiện.
Bên cạnh đó, khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế cho DN, chi cục không có căn cứ để kiểm tra, đối chiếu số liệu (hoàn toàn do DN tự tính). Đối với những hồ sơ hoàn thuế có hàng chục, hàng trăm tờ khai với hàng nghìn dòng hàng thì việc kiểm tra thủ công từng tờ khai, từng dòng dòng hàng trên Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS sẽ mất nhiều thời gian và độ rủi ro sẽ rất cao.
Chính vì vậy, để thuận lợi cho cơ quan Hải quan và DN trong việc quản lý, theo dõi, thanh khoản hàng gia công, sản xuất XK, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công cho rằng, Tổng cục Hải quan cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý số liệu của DN gia công và sản xuất XK trên lãnh thổ Việt Nam liên quan đến các nội dung cần quản lý nêu tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về công tác kiểm tra báo cáo quyết toán và xử lý đối với các tình huống bất thường.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn DN và cơ quan Hải quan thực hiện báo cáo quyết toán. 

Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC, DN thực hiện hạch toán đối với nguồn nguyên liệu, vật tư NK vào tài khoản 152 theo tờ khai NK, thành phẩm XK vào tài khoản 155 theo đơn hàng XK và theo đúng giá gốc nguyên liệu, vật tư và giá thành phẩm quy định khoản kế toán được quy định về chế độ kế toán. Đối với nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước, DN phải hạch toán, lưu giữ chế độ kế toán hiện hành và xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.
Việc quy đổi sản phẩm dở dang, theo quy định về chế độ kế toán thì nguyên liệu, vật tư được hạch toán vào tài khoản 152, thành phẩm được hạch toán vào tài khoản 155. Đối với bán thành phẩm (sản phẩm dở dang) được hạch toán vào tài khoản 154, không đưa vào báo cáo quyết toán. Việc hạch toán sản phẩm dở dang tài khoản 154 phải đảm bảo đúng quy định về chế độ kế toán.

Đối với bán thành phẩm đã được hạch toán vào tài khoản 154 khi xuất kho để nhập kho thành phẩm thì mới được hạch toán vào tài khoản 155. Trường hợp khi cơ quan Hải quan kiểm tra tại trụ sở DN để xác định lượng nguyên liệu, vật tư đã đưa vào sản xuất sản phẩm XK thì DN có trách nhiệm giải trình, chứng minh bằng quy trình sản xuất và các tài khoản liên quan.
Về việc báo cáo quyết toán đối với loại hình gia công, DN gia công cho thương nhân nước ngoài phải lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩm tương tự các tài khoản 152 và 155 theo đúng quy định về chế độ kế toán. Trường hợp tổ chức, cá nhân không theo dõi trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý theo trị giá này theo quy định tạo điểm a.2, khoản 3 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Thành lập Chi cục Hải quan Hòa Bình

(HQ Online)- Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định 2836/QĐ-BTC thành lập Chi cục Hải quan Hòa Bình trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội.
Chi cục Hải quan Hòa Bình được thành lập sẽ phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Ảnh: Internet 
 
Theo Quyết định trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể, quyết định thời gian hoạt động chính thức của Chi cục Hải quan Hòa Bình.

Theo UBND tỉnh Hòa Bình,  việc thành lập Chi cục Hải quan Hòa Bình trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới của địa phương. Mặt khác đây cũng là xu hướng phát triển mới, là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động XNK ngày càng tăng…

Hòa Bình hiện có 8 khu công nghiệp, trong đó có 2 khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái Sông Đà có hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đồng bộ, các khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư, thuận lợi cho sự phát triển hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm gần đây, kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm XK tăng 30,5%, NK tăng 24,6%. Năm 2015, giá trị XK đạt khoảng 180 triệu USD vượt 80% so với mục tiêu đề ra và cao gấp 3 lần năm 2011, kim ngạch NK đạt 80 triệu USD. Dự báo trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ước tăng 3,5 lần so với năm 2015.
 
(nguồn: baohaiquan.vn)


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc khi đăng tải tại http://www.vnaccs.com.  
 Câu hỏi hoặc góp ý xin gửi tới email:vnaccs@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý khách luôn thành công trong cuộc sống!

my thoughts

CÓ NHIỀU VIỆC TA CẦN LÀM TRONG ĐỜI, TRUOC HẾT LÀ LÀM 1 NGƯỜI TỐT.
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Email: vnaccs@gmail.com