Việc tạo thuận lợi cho người dân, DN trong thực hiện nghĩa vụ thuế đang
được cơ quan Hải quan đẩy mạnh thông qua việc phối hợp thu ngân sách
với Kho bạc, Ngân hàng và phương thức thanh toán thuế bằng hình thức
điện tử qua ngân hàng thương mại…
Tiếp nối chủ trương
này, trong Hệ thống thông quan điện tử (VNACCS) sẽ có các phần mềm ứng
dụng phục vụ việc thanh toán thuế một cách linh hoạt hơn nữa để phục vụ
cộng đồng.
Theo Tiểu nhóm thanh
toán (Nhóm làm việc về VNACCS/VCIS) khi VNACCS được đưa vào vận hành,
hình thức thanh toán thuế sẽ rất linh hoạt thông qua việc lựa chọn hình
thức nộp tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản. Theo đó, DN có thể
nộp tiền mặt tại cơ quan Hải quan, hoặc tại Kho bạc Nhà nước, hoặc tại
ngân hàng thương mại và đề nghị Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản Kho
bạc. Ngoài ra, người nộp thuế có thể đề nghị ngân hàng trích tiền từ tài
khoản và chuyển tiền vào tài khoản Kho bạc; thực hiện thanh toán thông
qua tài khoản chuyên dụng.
Đặc biệt, việc thanh
toán thuế qua tài khoản chuyên dụng được xem là giải pháp mới để giúp
cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của DN được đảm bảo.
Theo dự thảo của Tiểu nhóm thanh toán, để sử dụng tài khoản chuyên dụng
DN, cơ quan Hải quan và Ngân hàng sẽ phải kí kết thỏa thuận về đăng kí
sử dụng tài khoản tại ngân hàng chỉ sử dụng cho việc thanh toán thuế
(cho cơ quan Hải quan) và cơ quan Hải quan được trích tiền từ tài khoản
này.
Khi thực hiện, DN khai
báo hải quan sẽ đồng thời thông báo về số hiệu của tài khoản thanh toán
thuế (chuyên dụng); trước khi thông quan hàng hóa, trong trường hợp tờ
khai phải nộp thuế ngay cơ quan Hải quan sẽ thông báo cho ngân hàng về
việc trích tiền từ tài khoản chuyên dụng (để nộp thuế). Tuy nhiên, để
thực hiện được chủ trương này (sử dụng tài khoản chuyên dụng) Tổng cục
Hải quan sẽ phải báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Về vấn đề bảo lãnh
thuế, việc bảo lãnh thuế được thực hiện theo 2 hình thức là bảo lãnh
riêng (bảo lãnh chậm nộp thuế cho từng lô hàng cụ thể); bảo lãnh chung
(bảo lãnh chậm nộp thuế theo giai đoạn và theo hạn mức số tiền). Theo
Tiểu nhóm thanh toán, hiện nay cả Việt Nam và Nhật Bản đều tồn tại song
song cả 2 hình thức bảo lãnh này. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất là
tại Nhật Bản thực hiện bảo lãnh chung có phục hồi số tiền, còn tại Việt
Nam thì không.
(HQOnline)
0 ý kiến phản hồi:
Đăng nhận xét